Có gì khác biệt trong cửa hàng Starbuck ở Ginza

Cửa hàng Starbuck mới mở ở Ginza có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu

starbucks-reserve-store-Ginza

 

Cửa hàng Starbuck mới mở ở Ginza có tên gọi riêng là: “STARBUCK RESERVE STORE Marronnier-dori”. Đây là cửa hàng thuộc chuỗi Starbuck Coffee Japan và mang một phong cách hoàn toàn mới. Ngay từ ngày khai trương 4/9/2019, cửa hàng đã kín khách từ 7h sáng và luôn có một hàng người xếp hàng chờ ở bên ngoài.

Cửa hàng có 2 tầng với tất cả 97 chỗ ngồi. Tầng 1 chuyên để phục vụ khách hàng mua mang về. Bắt đầu từ ngày 1/10 thuế tiêu thụ ở Nhật Bản sẽ tăng từ 8% lên 10%, tuy nhiên đối với những cửa hàng phục vụ ăn uống, thuế 10% sẽ chỉ áp dụng cho những khách hàng ăn tại đó, những người mua đồ mang về vẫn được áp dụng mức thuế 8%. Việc dành riêng ra 1 tầng chuyên để phục vụ cho khách hàng mua mang về cho thấy Starbuck đã dự tính được trước về nhu cầu ngày càng tăng của việc mua mang về.

starbuck-Ginza

Có cả những cốc Café giá 1000 Yên (200,000 VND)

Sản phẩm được bán trong cửa hàng cũng hoàn toàn khác so với các cửa hàng Starbuck Coffee khác. Cửa hàng không bán Drip Coffee – loại Cafe khá phổ biến tại các cửa hàng Starbuck khác (290 Yên/cốc), sản phẩm rẻ nhất là Brend Coffee cũng có giá khoảng 400 Yên (800,000 VND).

Tại tầng 2 khách hàng có thể chọn lựa loại hạt cafe mình thích cũng như cách pha cafe theo kiểu “Pure over” (pha qua túi lọc giấy hoặc lưới thép) hay pha bằng máy. Tùy vào lựa chọn của khách hàng mà giá cả sẽ khác nhau, trong đó giá cao nhất có thể lên đến gần 1,000 Yên/cốc (200,000 VND/cốc). Ngoài ra, các sản phẩm khác như bia, rượu vang, trà,.. cũng được bày bán.

Hơn nữa, tại cả tầng 1 và tầng 2 đều đang bày bán bánh của cửa hàng “Princi” nổi tiếng ở Milano. Việc bán bánh của hãng Princi này được Starbuck thực hiện lần đầu tiên vào tháng 2 tại cửa hàng Starbuck ở Nakameguro – Tokyo.

Tính đến cuối tháng 6/2019, Starbuck là chuỗi cửa hàng Cafe lớn nhất Nhật với 1458 cửa hàng, đứng thứ 2 là Doutor Coffee Shop với 1108 cửa hàng, thứ 3 là Komeda với 833 cửa hàng. Trong 3 năm gần đây, Starbuck đã tăng thêm 247 cửa hàng, từng bước khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của mình tại Nhật. Tuy nhiên cũng vẫn còn một số ý kiến chưa tốt ví dụ như: “Menu đồ ăn còn chưa phong phú”, hay “Lúc nào cũng đông, không có chỗ ngồi”, hoặc “Khó sử dụng khi đi đông người”.

banh-Princi-trong-Starbuck

Thử nghiệm hệ thống đặt chỗ Online

Mục đích lần này Starbuck thử nghiệm chuỗii Reserve Store ở Ginza chính là để giải quyết những ý kiến chưa tốt trên của khách hàng. Những cửa hàng này ngoài việc bán bánh, sandwich của Princi, từ 11h đến 14h còn bán những set ăn trưa của “TAVOLA”.  Set ăn trưa này bao gồm Salad, Lasagna (1 loại mỳ của Ý), Focaccia (1 loại bánh mỳ của Ý) với giá là 1180 Yên (khoảng 250,000 VND) – đây là mức giá hơi cao so với 1 bữa trưa tại Nhật.

Tuy nhiên, ngay từ ngày khai trương đã có rất nhiều khách hàng gọi set này. Điều đó chứng tỏ chỉ cần cung cấp được Menu đồ ăn mà khách hàng mong muốn, Starbuck không chỉ kéo lại được những khách hàng đi ăn trưa ở cửa hàng khác mà còn có thể tăng được đơn giá cho từng khách hàng hiện nay.

Những nhà chuyên môn đã nhận xét rằng: “Khách hàng có ý kiến là Menu đồ ăn ở Starbuck còn chưa phong phú, điều này có nghĩa là khách hàng cũng đang chú ý đến đồ ăn ở Starbuck.”

Mặt khác, để giải quyết cho vấn đề “Lúc nào cũng đông, không có chỗ ngồi”, Starbuck đang thử nghiệm hệ thống đặt chỗ Online. Hệ thống này mới chỉ cho phép đặt chỗ trong 12 chỗ của cửa hàng và thời gian sử dụng mới chỉ đang giới hạn từ 18h đến 21h30. Hệ thống cho đặt chỗ trước 2 tuần kể từ ngày đặt, và cho đến nay lịch đặt Online cũng luôn kín chỗ.

Tiếp theo, đối với ý kiến “Khó sử dụng khi đi đông người”, cửa hàng này đã tăng số bàn 4 người lên (đa số các cửa hàng Starbuck trước đây thì bàn 2 người là chủ yếu). Hơn nữa cửa hàng còn có 1 nhân viên chuyên đứng trực ở tầng 2 để sắp xếp chỗ ngồi cho khách hàng.

starbuck-Ginza tang 2

Doanh thu 1 năm qua của Starbuck Coffee Japan (tính từ 10/2017 đến 9/2018) đạt 182.7 tỷ Yên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 15.5 tỷ Yên, đây là con số cao nhất từ khi Starbuck vào Nhật. Mục tiêu của Starbuck là đạt 1700 cửa hàng vào năm 2021.

Tuy nhiên việc tăng cửa hàng đơn thuần cũng sẽ dần trở nên khó khăn. Do đó chiến lược hiện nay của Starbuck là mở rộng tập khách hàng mục tiêu và tăng đơn giá sử dụng trên từng khách hàng.

Tỷ lệ xoay vòng khách hàng có thể bị giảm?

Cũng có những ý kiến cho rằng: “Nếu như số lượng khách hàng gọi đồ ăn tăng lên, họ sẽ ở lại cửa hàng lâu hơn và tỷ lệ xoay vòng khách sẽ bị giảm.” Starbuck đang thử nhiều phương pháp để làm tăng lợi nhuận của mình, nhưng xét về kết quả chúng ta cần phải chờ xem để biết liệu lợi nhuận đó có thực sự tăng lên hay không.

Cửa hàng Starbuck ở Ginza lần này được sửa lại từ 1 cửa hàng Starbuck cũ. Về định hướng từ nay về sau, Ishihara Kazuhiro – quản lý cấp cao của Starbuck cho biết: “Chúng tôi muốn tập trung hết sức vào cửa hàng đầu tiên, từ đó tích lũy kinh nghiệm và đưa ra những phân tích cụ thể. Sau đó sẽ mở rộng ra những khu vực khác trong Tokyo.”

Đây là 1 trong những “THAY ĐỔI” của Starbuck. Thay đổi này có thành công hay không, có thể nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển mang tính trung dài hạn của Starbuck.

 

Leave a Reply