Ninomiya Sontoku là ai? Cuộc đời và những thành tựu của ông

Ninomiya Sontoku sinh ra vào nửa sau thời đại Edo trong một gia đình khá giả. Mặc dù gia đình gặp khó khăn do thiên tai, nhưng ông đã giúp xây dựng lại tài chính gia đình và từng bước xây dựng lại cuộc sống. Ông là người mở rộng tư tưởng “báo đức”, cũng như hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân và tài chính Mạc phủ thời bấy giờ.

Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Ninomiya Sontoku là ai và cuộc đời của ông như thế nào.

Ninomiya Sontoku là ai?

Ninomiya Kinjiro - Biểu tượng của sự chăm chỉ, tấm gương vượt khó của người  Nhật

Ninomiya Sontoku là một nhà nông nghiệp, nhà tư tưởng trong nửa sau của thời đại Edo. Ông được sinh ra trong một gia đình khá giả và được học hành tử tế khi nhỏ. Tuy nhiên, thiên tai đã phá hủy toàn bộ tài sản của gia đình ông và gia đình ông rơi vào tình trạng nợ nần. Từ nhỏ ông đã buộc phải đi lao động.

Trong lúc khó khăn như vậy, ông lại mất cả cha lẫn mẹ khi mới 14 tuổi. Tuy nhiên, bằng chính nỗ lực của mình, ông không chỉ giúp gia đình vực dậy sau khó khăn mà Ninomiya Sontoku còn trở thành một chuyên gia rất nổi tiếng hỗ trợ chính phủ tái thiết nông nghiệp và tài chính.  

Ninomiya Sontoku là nhà tư tưởng, nhà nông nghiệp học trong nửa cuối thời đại Edo

Ninomiya là người đã đưa ra chính sách tái thiết nông nghiệp thời bấy giờ gọi là “Hotoku” (báo đức). Nó được bắt đầu từ làng Kayayama, tỉnh Sagami (thành phố Odawara, tỉnh Kanagawa ngày nay) và được sử dụng rộng rãi trên toàn Nhật Bản. Năm 1856, ông bị bệnh và mất sau khi đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp tái thiết nông nghiệp nước nhà.

Ông được chôn tại quê nhà (thành phố Odawara hiện nay) tại ngôi đền Hotoku Ninomiya. Ngoài ra, ở rất nhiều trường tiểu học trên khắp Nhật Bản có để bức tượng Ninomiya Kinjiro (tên lúc nhỏ của Ninomiya Sontoku) giống như một tấm gương sáng trong công việc học tập. 

Tên thật của ông là Ninomiya Kinjiro

Ninomiya Sontoku có tên thật là Ninomiya Kinjiro, ông đổi tên mình thành Sontoku trước khi qua đời. Nhưng hầu hết người Nhật biết đến ông với tên gọi Ninomiya Kinjiro.

Giống như hình ảnh vừa gánh củi vừa đọc sách biểu tượng của Ninomiya Kinjiro, Ninomiya Sontoku là một hình mẫu của sự làm việc và học tập chăm chỉ.

Xây dựng lại kinh tế cho gia đình

Sau khi gia đình gặp thiên tai và mất hết tài sản, Ninomiya Sontoku bị gửi sang sống cùng người chú làm trong quân đội. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, ông tự trồng những cây lúa bằng hạt bị vứt đi ở khu đất trống, sau đó thu hoạch và tự tăng thêm thu nhập.

Tiết kiệm chi phí ăn ở, sử dụng thu nhập để tái sản xuất, từng bước ông đã thành công trong việc xây dựng lại kinh tế cho gia đình.

Cuộc đời và tư tưởng của Ninomiya Sontoku

渋沢栄一・松下幸之助も学んだ二宮金次郎の〝経営〟|人間力・仕事力を高めるWEB chichi|致知出版社

Ninomiya Sontoku là một người chăm chỉ, nhờ thành công trong việc vực lại kinh tế gia đình, ông trở nên nổi tiếng và được phân công làm tái thiết nhiều địa điểm trên khắp Nhật Bản.

Nghĩ ra chính sách Gojoko

Gojoko có thể gọi là tổ chức tài chính sơ khai đầu tiên của Nhật Bản. Những nhóm người nhỏ tập trung lại với nhau, cho nhau vay tiền và có kèm cả lãi suất khi trả.

Gojo trong tiếng Nhật nghĩa là ngũ thường. Đây là 5 yếu tố trong lời dạy của tư tưởng Nho giáo: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN. Ninomiya chọn cái tên này có lẽ vì ông muốn nhấn mạnh những đạo đức cần thiết của con người để giữ cho tổ chức tồn tại.

Sau khi trở nên nổi tiếng ở quê nhà, ông được gia đình Hattori – thuộc hạ chính của gia tộc Odawara thời bấy giờ mời về làm. Sau đó, Gojoko đã được sử dụng để tái thiết rất nhiều nơi trên toàn Nhật Bản. 

Tái thiết lại toàn bộ chế độ tài chính

Không chỉ dừng lại ở nông nghiệp, sau khi thành công với chính sách Gojoko, Ninomiya Sontoku đã được Okubo Tadakaze – lãnh chúa của vùng Odawara xây dựng lại nền tài chính cho thành phố Moka, tỉnh Tochigi đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển.

Sau 10 năm nỗ lực ông đã thành công trong việc tái thiết lại thành phố. Từ đó, những lời mới được gửi đến ông ngày một nhiều hơn.

Phồn thịnh hóa nông thôn

Bên cạnh tái thiết nền tài chính, Ninomiya còn được giao thêm một nhiệm vụ đó là làm phồn thịnh hóa nền nông thôn. Ông đã sử dụng phương pháp “Hodoku” (báo đức) để làm cả 2 nhiệm vụ này.

Phương pháp “Hodoku” được xây dựng dựa trên 3 yếu tố chủ đạo là “lao động”, “chia phần”“chuyển nhượng”. Ninomiya tin rằng ông sẽ thành công khi xây dựng được một hệ thống mà ở đó con người lao động hăng say, có thành quả đủ để phục vụ cuộc sống và có thể chia sẻ được một phần mình tích lũy được cho người khác.

“Chia phần” ở đây nghĩa là biết chia sẻ thành quả lao động của mình làm nhiều phần, một phần phục vụ đời sống, và phần còn lại sử dụng để tái đầu tư nghĩa là “chuyển nhượng”. Ông đã dùng tất cả kinh nghiệm tích lũy được của mình để đưa ra một chính sách phù hợp nhất cho người dân.

Tư tưởng “Hodoku” ngày càng được mở rộng

Phương pháp Hodoku được nghĩ ra dưới tư tưởng Hodoku của Ninomiya Sontoku, Ông cho rằng con người cần rèn luyện nhân đức để báo đáp “trời” và “đất”.

Phương pháp “Hodoku” (báo đức) này không chỉ mang ý nghĩa là đạo đức mà nó còn là tư tưởng sử dụn nền kinh tế, xây dựng một xã hội giàu mạnh, từ đó cải thiện đời sống nhân dân. Cũng như những gì bản thân đã phải tự trải qua, Ninomiya đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa đạo đức và kinh tế.

Cho đến cuối đời, Ninomiya Sontoku đã cống hiến hết mình cho việc tái thiết và cứu trợ nạn đói. Theo thống kê, phương pháp “Hotoku” đã được áp dụng trên hơn 600 địa điểm tại Nhật Bản thời bấy giờ.

Câu nói nổi tiếng nhất của Ninomiya Sontoku

Là một nhà tư tưởng, Ninomiya đã để lại rất nhiều bài học và câu nói nổi tiếng. Trong đó, phải kể đến câu nói sau.

道徳なき経済は犯罪であり、経済なき道徳は寝言である。

Làm kinh tế mà thiếu đạo đưc là tội phạm. Có đạo đức nhưng thiếu kinh tế thì chỉ là nói mơ.

Câu nói này của ông một lần nữa cho thấy tư tưởng của ông về sự quan trọng trong việc kết hợp giữa kinh tế và đạo đức.

Tổng kết

二宮1円札 日本銀行券A号 未使用 - ワタナベコイン ネットショップ

Là một con người mẫu mực như vậy, do đó không ngạc nhiên khi Ninomiya Sontoku rất được yêu quý tại Nhật Bản. Ông từng được in trên tờ tiền 1 Yên sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Có những bảo tàng riêng chỉ để trưng bày những tài liệu liên quan đến ông. Bức tượng vừa gánh củi vừa đọc sách cả ông cũng được dựng ở rất nhiều trường tiểu học trên toàn quốc.

Tư tưởng và phương pháp “Hodoku” (báo đức) của ông cũng được nhiều thế hệ sau tiếp tục duy trì và phát huy, trong đó có những người rất nổi tiếng như Shibusawa Eichi, Toyota Sakichi hay Matsushita Konosuke,..

 

Leave a Reply