Trẻ mầm non không được đến trường – Vấn đề xã hội lớn của Nhật Bản

Vấn đề trẻ mầm non đăng ký đi học nhưng không được đến trường đang trở thành một vấn đề nhức nhối của Nhật Bản. Phụ nữ đi làm ngày càng tăng cộng với việc thiếu giáo viên mầm non đang ngày càng làm vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
Theo số liệu của Bộ Y Tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản, tình đến tháng 4 năm 2018 có tới 19,895 trẻ em mầm non của Nhật không được đến trường. Con số này là còn chưa bao gồm những trẻ em mà bố hoặc mẹ buộc phải nghỉ việc ở nhà để trông hoặc do không được đến trường nên đã được đem gửi đi những nơi trông giữ trẻ đặc biệt khác. Nếu tính cả số trẻ em này, thì cuối năm 2017 đã lên đến 70,000 người.

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC TRẺ EM MẦM NON KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG 

Tre-mam-non-khong-duoc-den-truong

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc này được nêu lên đó là số lượng gia đình mà cả bố mẹ đều đang đi làm đang tăng lên và thiếu giáo viên mầm non.

Tỷ lệ nữ giới đi làm tăng

Theo số liệu của Bộ Y Tế, Phúc lợi và Lao động Nhật Bản, từ năm 2013 đến 2018, chỉ trong 6 năm tỷ lệ nữ giới làm việc đã tăng từ 67% lên 74%. Những người phụ nữ chuyên làm công việc nội trợ giảm mạnh, từ đó nhu cầu gửi trẻ đi các trường mầm non cũng tăng lên. Tuy nhiên những trường mầm non hiện giờ cũng chỉ nhận được một số lượng trẻ nhất định nên đã trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều trẻ em không được đến trường.

Thiếu giáo viên mầm non

Nói một cách chính xác, số lượng của những giáo viên mầm non ở Nhật cũng có tăng lên trong những năm qua. Tuy nhiên, tỷ lệ nghỉ việc cao cùng với nhu cầu gia tăng đã khiến số lượng giáo viên mầm non không để đáp ứng được.

TÌNH HÌNH HIỆN NAY CỦA VIỆC TRẺ EM MẦM NON KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG

20170619-027-OYTEI50003-N

Số lượng trẻ em mầm non không được đến trường 6 năm qua:

 22,741(2013)
 21,371(2014)
 23,167(2015)
 23,553(2016)
 26,081(2017)
 19,895(2018)

Năm 2018, lần đầu tiên sau nhiều năm số lượng trẻ em mầm non không được đến trường giảm xuống dưới 20,000 người. Đây cũng có thể xem là kết quả cho những nỗ lực của chính phủ khi đưa ra những chính sách đãi ngộ tốt hơn với giáo viên mầm non hay những chế độ hỗ trợ tốt hơn khi sinh con.

Trẻ em không được đến trường hầu hết là 1, 2 tuổi

Theo số liệu được công bố có đến 75% số trẻ em không được đến trường hiện nay ở trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi。

Số lượng trẻ em mầm non không được đến trường theo khu vực

Nhật Bản hiện nay chia thành 47 tỉnh thành, trong đó có 1,741 quận, huyện. Trong đó 70% số quận huyện, nghĩa là khoảng 1,301 quận huyện không có tình trạng này. Điều đó cho thấy số trẻ em mầm non không được đi học hiện nay chủ yếu ở cách thành phố lớn. Số lượng trể em mầm non không được đi học hiện nay ở Tokyo là 5,441, ở Hyogo là 1,988, ở Okinawa là 1,870, Saitama là 1,552, Chiba là 1,392.

PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT CHO VẤN ĐỀ TRẺ EM MÂM NON KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG

20170919124027

Tăng số lượng giáo viên mầm non

Bộ y tê, Phúc lơi và Lao Động Nhật đã công bố 4 việc chính phải làm để tăng số lượng giáo viên mầm non như sau: (1) Đào tạo nhân lực, (2) Hỗ trợ làm việc liên tục, (3) Hỗ trợ quay lại làm việc,  (4) Cải thiện môi trường làm việc.

(1) Đào tạo nhân lực

・Đơn giản hóa việc lấy chứng chỉ giáo viên mầm non
・Truyền đạt những điểm tốt của nghề chăm sóc trẻ mầm non, tăng số lượng người muốn trở thành giáo viên
・Tăng chất lượng chuyên môn cho giáo viên mầm non, xem xét công nhận chứng chỉ như 1 chứng chỉ quốc gia

Hỗ trợ tiền học tại 1 số trung tâm đào tạo giáo viên mầm non, hoặc có những chế độ cho vay tiền riêng cho những người muốn lấy chứng chỉ này cũng đang được áp dụng với mục đích tăng số lượng giáo viên.

(2) Hỗ trợ làm việc liên tục

・Hỗ trợ đào tạo để giảm tỷ lệ nghỉ việc
・Tăng trợ cấp để giữ chân lao động

Đào tạo thêm cho cả những giáo viên mầm non mới và những giáo viên mầm non đang làm việc hay tăng thêm trợ cấp cho họ, những công việc này chỉ với một mục đích là giữ chân họ làm công việc này lâu nhất có thể.

(3) Hỗ trợ quay lại làm việc

・Tận dụng triệt để những trung tâm hỗ trợ giáo viên mầm non hiện nay
・Đẩy mạnh việc tìm kiếm công việc phù hợp cho những người có bằng giáo viên mầm non

Nhật Bản đang sử dụng những trung tâm có sẵn để tư vấn cho những giáo viên mầm non đã nghỉ việc. Ngoài việc tư vấn giúp họ dễ trở lại công việc, còn có những buổi hoạt động, đào tạo bổ trợ kiến thức giúp họ có thể tự tin hơn khi quay lại công việc.。

(4) Cải thiện môi trường làm việc

・Cải thiện mức lương, thưởng cho giáo viên mầm non
・Đẩy mạnh liên kết giữa những giáo viên mầm non và những trung tâm hỗ trợ

Để những giáo viên mầm non có thể có điều kiện làm việc tốt nhất, Nhật Bản còn đang có những buổi đào tạo dành riêng cho những người quản lý của trường mầm non. Nâng cao ý thức của những người quản lý, người hiệu trưởng đó cũng là 1 biện pháp hữu hiệu để giữ chân giáo viên mầm non trong tình hình này.

Các chính sách khác

Ngoài 4 việc chính trên, Nhật Bản còn đang có những chính sách sau:

・Thực hiện kì thi lấy bằng cho giáo viên mầm non 2 lần /năm.
・Chỉnh sửa mức lương, trợ cấp theo kinh nghiệm, số năm làm việc của giáo viên mầm non.
・Tổ chức những hoạt động hướng nghiệp cho học sinh vào ngành giáo dục mầm non.
・Hỗ trợ chi phí cho người tham gia kì thi lấy bằng giáo viên mầm non.
・Có những chế độ đặc biệt cho những giáo viên mầm non đã nghỉ việc muốn quay lại làm việc.
・Xem xét đưa bằng giáo viên mầm non thành bằng chuẩn quốc gia.

Tình hình ở Việt Nam

thieu-ca-ngan-giao-vien-co-giao-trung-hoc-day-mam-non-43-.7423

Tình trạng thiếu trường mẫu giáo, thiếu giáo viên mầm non ở Nhật sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, nhờ những chính sách của chính phủ, nó cũng đang dần được cải thiện. Nhìn vào kết quả, năm 2018 lần đầu tiên sau 10 năm số lượng trẻ không được đi học mầm non đã giảm xuống dưới 20,000. Tuy chậm, nhưng Nhật Bản đã cho thấy những sự cải thiện chắc chắn.

Vậy Việt Nam chúng ta thì sao? Thực tế trong năm 2018, Việt Nam cũng đang thiếu đến 49,000 giáo viên mầm non.

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nhung-con-so-giat-minh-ve-tinh-trang-thieu-giao-vien-cua-cac-dia-phuong-post201297.gd

Theo luật giáo dục hiện nay của Việt Nam, để có thể trở thành giáo viên mầm non thì cần phải tốt nghiệp trung cấp sư phạm với thời gian đào tạo là 2 năm. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều người không được đào tạo chính quy vẫn đang làm giáo viên mầm non.

Chất lượng giáo viên mầm non thấp là điều không thể phủ nhận. Chính phủ cũng đang xem xét thay đổi quy định yêu cầu phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên mới đủ điều kiện làm giáo viên mầm non. Tuy nhiên, với việc thiếu giáo viên mầm non như hiện nay, đó có thể sẽ là một việc cần phải bàn bạc nhiều.

Số trẻ em ở Việt Nam tăng cao cũng là nguyên nhân của nhiều trường mầm non cũng đang mọc lên không ngừng như hiện nay. Chất lượng đào tạo, công tác quản lý kém cũng đang sinh ra rất nhiều vụ việc gây bức xúc xã hội như hiện nay.

Cùng một vấn đề nhưng Nhật Bản và Việt Nam đang xử lý theo 2 cách hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng, chúng ta còn phải học hỏi từ Nhật Bản rất nhiều…

 

Leave a Reply