Từ ngữ “Du lịch chữa bệnh” cũng không còn quá xa lạ với cả những người Việt Nam. Nó đã, đang và sẽ còn được nói tới trong nhiều năm tới khi mà trình độ chuyên môn trong ngành y giữa các nước còn nhiều khoảng cách. Đây sẽ là cơ hội cho không chỉ những doanh nghiệp trong ngành y tế mà cả cho những công ty du lịch hay những công ty cung cấp dịch vụ đi kèm.
Trong 3 năm, số lượng người Trung Quốc đi du lịch chữa bệnh tới Nhật tăng 1,6 lần
Số lượng khách du lịch đến Nhật vẫn đang không ngừng tăng lên trong những năm qua. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Nhật Bản (JNTO) số lượng khách du lịch đến Nhật năm 2018 là 311.9 triệu người, đây là con số cao nhất kể từ năm 1964. Trong đó 27% khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Số khách du lịch từ Trung Quốc đến Nhật vào năm 2018 là 83.8 triêu người, tăng 13.9% so với năm 2017.
Trong đó đặc biệt những người Trung Quốc đến Nhật với mục đích khám chữa bệnh cũng đang tăng lên rất nhanh. Theo số liệu của Bộ Ngoại vụ của Nhật, số Visa được cấp cho người Trung Quốc sang Nhật để khám chữa bệnh từ 829 vào năm 2015 đã tăng lên 1390 vào năm 2018. Có nghĩa là trong 3 năm, con số này đã tăng lên 1,6 lần.
Bối cảnh của việc này là trong cuộc họp Nội Các năm 2010, Đảng Dân Chủ của Nhật có đưa ra “Chiến lược phát triển mới”. Đó là dân số cao tuổi đang tăng lên ở các nước Châu Á, khu cầu về khám chữa bệnh cũng sẽ tăng lên, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh việc du lịch kết hợp khám chữa bệnh để phục vụ những đối tượng này.
Do đó, từ năm 2011, Nhật Bản đã bắt đầu cấp Visa cho những người nước ngoài với mục đích khám chữa bệnh tại Nhật. Visa có thể có thời hạn 6 tháng, được xuất nhập cảnh nhiều lần. Tính cho đến nay khoảng 80% người được cấp Visa này là người Trung Quốc.
Những ý bác sĩ của Nhật có giải thích như sau: “Người bệnh họ đánh giá tiêu chuẩn khám chữa bệnh của Nhật cao hơn Trung Quốc, được khám chữa bệnh ở Nhật giúp họ cảm thấy yêu tâm hơn. Đây chính là lý do mà nhu cầu đang tăng lên.”
Tuy nhiên, hầu hết những người Trung Quốc sang Nhật khám chữa bệnh đều không nói được tiếng Nhật. Họ gặp khó khăn từ khi đặt chỗ đến khi làm việc với các ý bác sĩ. Họ sẽ phải nhờ đến những người “Coordinator” (phiên dịch, điều phối,..) để được hỗ trợ.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong việc Du lịch chữa bệnh
Coordinator trong ngành khám chữa bệnh này đại đa số là người Trung Quốc. Họ là những người đang làm việc trong 1 công ty nào đó hoặc đang theo học các trường tiếng Nhật, đại học. Những Coordinator này sẽ phải tìm hiểu rõ mục đích của những người bệnh này đến Nhật làm gì hay muốn được khám bệnh tại bệnh viện nào,..Sau đó sẽ thay người bệnh hẹn lịch với các bệnh viện.
Sau đó Coordinator sẽ phải phiên dịch hoặc cử người đi phiên dịch khi bệnh nhân khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện. Sau khi người bệnh về nước thì phải hỗ trợ phiên dịch tài liệu liên quan, nếu có vấn đề gì phát sinh thì cũng phải giải quyết. Thu nhập của Coordinator là khoảng vài % trong tổng chi phí khám chữa bệnh.
Trong ngành khám chữa bệnh, lĩnh vực dự kiến sẽ còn phát triển mạnh là Y học tái tạo. Nhật Bản đã thông qua luật về Y học tái tạo vào năm 2014, trong khi đó Trung Quốc lại chưa có luật về lĩnh vực này.
Không chỉ những công ty du lịch của Trung Quốc đang tập trung phát triển việc du lịch khám chữa bệnh này. Công ty du lịch nổi tiếng ở Nhật JTB vào năm 2010 đã thành lập 1 bộ phận riêng để làm Coordinator trong ngành này với tên gọi Japan Medical&Heath Tourism Center (JMHC). Giám đốc trung tâm Matsushima có phát biểu: “Những người Trung Quốc đi du lịch khám chữa bệnh tại Nhật hiện nay hầu hết đều phải đi những thành phố lớn như Tokyo. Tuy nhiên có nhiều người Trung Quốc muốn sang Nhật với mục đích chính là đi thăm các vùng lân cận, Do đó tôi rất mong muốn có thể mở rộng du lịch khám chữa bệnh ra cả các vùng lân cận”.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết cho việc du lịch khám chưa bệnh. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của Coordinator. Giám đốc 1 bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ ở Tokyo cho biết: “Có nhiều người Trung Quốc gọi điện trực tiếp và xin làm Coordinator mà không hề có 1 chút kiến thức chuyên môn nào.” Ngoài ra, có nhiều bệnh viện cũng đã thuê những Coordinator có trình độ chuyên môn thấp, từ đó dẫn đến việc phiên dịch sai và đã phát sinh nhiều vấn đề ngiêm trọng.
Ông Matsushima cũng có nói thêm: “Hiện tại ngành du lịch khám chữa bệnh đang và sẽ còn phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, chưa có bất kì quy định nào về nội dung dịch vụ cũng như Coordinator. Có nhiều tổ chức y tế hoặc các Coordinator có mục đích xấu, do đó cần phải nhanh chóng đưa ra những quy định về pháp luật cụ thể.”
Du lịch chữa bệnh đến Nhật Bản của người Việt
Hiện nay cũng bắt đầu có những công ty du lịch của cả Việt Nam và Nhật Bản bắt đâu thâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên có lẽ vấn đề về chất lượng sẽ là vấn đề được nhắc tới nhiều trong tương lai.