Đồng tiền Libra và lý do thế giới lo ngại bị rung chuyển bởi Facebook

Nếu các bạn là người quan tâm đến thị trường tài chính, chắc các bạn vẫn còn nhớ vào tháng 6/2019 Facebook đã công bố sẽ phát hành đồng tiền ảo mới của riêng mình với tên gọi Libra. Theo kế hoạch, đồng tiền Libra này sẽ được ra mắt trong nửa đầu năm 2020.

Mặc dù chưa được ra mắt nhưng đã có rất nhiều ý kiến cả ủng hộ và phản đối liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của đồng tiền Libra này. Những người ủng hộ thì cho rằng Libra sẽ trở thành đồng tiền ảo đầu tiên có quy mô toàn cầu, mặt khác chính quyền phương Tây thì đang tìm mọi cách để thắt chặt những chính sách nhằm ngăn chặn sự phát triển nhanh khó kiểm soát của đồng tiền này.

Qua bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của đồng tiền Libra, từ đó hãy cũng đoán thử mục đích thực sự của Facebook là gì khi quyết định phát hành đồng tiền này.

Libra – Đồng tiền khác hoàn toàn với các đồng tiền ảo khác

bitcoin_vs_libra

Từ ngữ “tiền ảo” cũng không còn quá xa lạ với chúng ta trong thời gian gần đây. Ai cũng hiểu rằng nó được lưu dưới dạng kỹ thuật số, có thể sử dụng để mua hàng như tiền thật và có thể gửi và nhận một cách an toàn, nhanh chóng. Đã có nhiều công ty trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam đang tham gia vào thị trường thanh toán này.

Vậy thì, đồng tiền Libra khác gì so với những đồng tiền khác. Có 3 điểm khác nhau chính như sau: 

  1. Là đồng tiền không chỉ dừng lại ở một đất nước nào đó, có tính toàn cầu (siêu quốc gia).
  2. Có tính ổn định, được bảo hộ bởi “rổ tiền tệ” (Currency basket).
  3. Được một công ty đang cung cấp nền tảng SNS có quy mô toàn cầu phát hành (Facebook).

Vậy thì lý do mà các cơ quan toàn chính toàn cầu và cả chính phủ Mỹ đang rất cảnh giác với sự phát hành đồng tiền Libra này của Facebook là gì? Có 2 lý do chính sau đây có thể nhắc đến.

Lý do đầu tiên là vì những cơ quan tài chính này có thể đã nhận ra rằng Libra sẽ có khả năng cao trở thành công cụ thanh toán toàn cầu cho những giao dịch nhỏ.

Các ứng dụng trong mạng lưới của Facebook hiện nay bao gồm mạng xã hội Facebook , Instagram, Messenger và Whatsapp. Tổng số người đang sử dụng những ứng dụng này là hơn 2,7 tỷ người.

Như vậy là có 38% dân số trên toàn thế giới, nghĩa là cứ 3 người thì có 1 người đang sử dụng mạng lưới của Facebook. Đây chính là vấn đề. Trong trường hợp tất cả người dùng mạng lưới của Facebook cùng lúc sử dụng đồng tiền Libra để thanh toán, ngay lập tức đồng này sẽ trở thành đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới. Đương nhiên thì quy mô của đồng tiền này cũng sẽ trở lên lớn hơn tất cả những đồng tiền ảo khác cộng lại.

Đó cũng chính là lý do khiến đồng tiền kỹ thuật số này bị chú ý vì những lo ngại nó sẽ gây ra sự bất ổn định trong hệ thống tài chính hiện tại và có nguy cơ bị sử dụng trong những hoạt động rửa tiền với quy mô toàn cầu.

Lý do thứ 2 được đưa ra là đồng tiền này do chính Facebook tự phát triển. Điều đó có nghĩa là Facebook sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm để vận hành những hệ thống liên quan đến đồng tiền này. Trong khi đó, chính bản thân Facebook đã từng có những lần để lộ thông tin khách hàng gây hậu quả nghiêm trọng trong quá khứ.

Libra không phải là để đầu tư

Libra-dau-tu

Sở dĩ Bitcoin và những đồng tiền ảo khác được chú ý nhiều như hiện nay đa phần vì mọi người cho rằng nó là một kênh đầu tư, đầu cơ tốt. Tính năng chính của nó là sử dụng để thanh toán thì chưa được sử dụng nhiều. Một trong những lý do chính của việc này là do giá trị của tiền ảo vẫn còn đang biến động rất lớn.

Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, biến động của đồng Bitcoin cao gấp 10 lần biến động ngoại tệ giữa những quốc gia trong nhóm G7. Nó còn cao hơn cả sự biến động giữa đồng tiền của Venezuela so với USD – nơi mà vừa trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ.

Ngay cả trong thời kì Bitcoin tăng giá, giá trị biến động cao của nó giúp làm tăng sự quan tâm về lĩnh vực đầu tư, thế nhưng sự bất tiện về khả năng thanh toán là một sự cản trở không nhỏ để cho đồng tiền này trở nên phổ biến.

Nhìn từ góc độ của những cửa hàng, nếu chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng đồng Bitcoin thì để có thể đổi được đồng Bitcoin đó sang đồng tiền của nước mình sẽ tốn rất nhiều thời gian. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá Bitcoin giảm, cửa hàng sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất. Đó cũng là lý do mà số lượng cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin không tăng.

Đây là điểm khác nhau quan trọng nhất giữa Libra và các đồng tiền ảo khác. Đồng tiền Libra ngay từ đầu sẽ không được sử dụng với mục đích đầu tư hay tích trữ giống như những đồng tiền ảo khác. Libra được phát hành với mục đích chủ yếu là để thanh toán và nó cũng được thiết kế sao cho có độ ổn định cao nhất về giá trị. 

Libra sẽ là một đồng tiền đại diện cho Stablecoin

libra-stablecoin

Do thanh toán bằng điện thoại hoặc tiền điện tử ở Việt Nam còn chưa phổ biến, hãy thử suy nghĩ trong trường hợp của Nhật Bản. Giả sử đồng Libra được sử dụng tại nước Nhật, những giao dịch đó sẽ được định giá trên đồng Yên. Vì Yên Nhật là đồng có trong “rổ tiền tệ” của Facebook nên sẽ không có biến động về tỷ giá.

Ngoài ra đồng Libra có biến động nhưng chỉ biến động theo tổng số biến động của tất cả các đồng ngoại tệ trong “rổ tiền tệ”, do đó tỷ lệ biến động của nó không lớn. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của Libra.

Theo những phát biểu chính thức từ Facebook, đồng tiền Libra sẽ góp phần làm hoàn thiện thêm thị trường tài chính. Facebook đang cố gắng tạo ra môi trường mà những người hiện nay đang không thể sử dụng dịch vụ tài chính có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, đồng tiền Libra của Facebook đang bị nhiều tổ chức tài chính trên thế giới cũng như Quốc hội của Mỹ quan sát rất gắt gao. Và Facebook cũng đang phải chịu sự điều tra gây gắt của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến luật chống độc quyền. Đã có nhiều người trong quốc hội Mỹ cho rằng những công ty cung cấp dịch vụ nền tảng hàng đầu hiện nay trong nhóm GAFA (Google, Apple, Facebook, Amazon) cần phải được giải thể.

Việc đồng tiền Libra của Facebook đang phải chịu rất nhiều chỉ trích là điều không thể chối cãi. Mặc dù bản thân Facebook cũng đang hiểu rõ điều này, nhưng họ vẫn dốc hết sức mình để phát hành tiền điện tử của riêng mình và thâm nhập vào thị trường tài chính. Lý do thực sự đằng sau ý định này của Facebook là gì?

Liên tục thay đổi mô hình để tạo ra sản phẩm tối ưu nhất

libra-mo-hinh-kinh-doanh

Vào năm 2012, Facebook đã công khai triết lý kinh doanh của mình. Đó là:

  ①Tập trung tạo sức ảnh hưởng (FOCUS ON IMPACT)

  ②Hành động nhanh (MOVE FAST)

  ③ Bạo dạn (BE BOLD)

  ④ Cởi mở (BE OPEN)

  ⑤ Xây dựng giá trị xã hội (BUILD SOCIAL VALUE)

Libra cũng đang được phát triển dựa trên những triết lý này. Liên quan đến sự ra đời của đồng tiền Libra, đại diện của Facebook đã có những phát biểu như sau:

  • Chúng tôi nghĩ rằng cần phải có nhiều người được sử dụng dịch vụ tài chính và huy động vốn với chi phí thấp hơn nữa.

  • Chúng tôi nghĩ rằng con người sinh ra đã có quyền được kiểm soát sức lao động và thành quả của mình một cách hợp lý.

  • Chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần tiền được chuyển trên toàn cầu nhanh với chi phí thấp hơn sẽ sinh ra thêm rất nhiều cơ hội về kinh doanh trên toàn thế giới và từ đó những giao dịch kinh doanh cũng sẽ tăng lên.

  • Chúng tôi nghĩ rằng con người dần dần sẽ tin tưởng vào Quản trị phi tập trung.

  • Chúng tôi nghĩ rằng tiền tệ toàn cầu và cơ sở hạ tầng tài chính cần được thiết kế quản lý như hàng hóa của cộng đồng.

  • Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái, hỗ trợ những con người có những hành động đúng đắn và hoàn thiện hóa hệ thống tài chính.

Đó là những gì mà chính Facebook đã công bố. Có vẻ nó cũng đúng với những gì mà họ đang làm với Libra. Tuy nhiên, liệu mục đích của họ chỉ là dừng lại ở đây hay đây sẽ là bước chuyển mình để tạo ra một nguồn thu nhập mới?

Bản thân mô hình phát triển của Libra cũng đang chưa được cố định. Cuối năm 2019, người đứng đầu dự án Libra – David Marcus đã phát biểu rằng có thể Facebook sẽ bỏ việc xây dựng “rổ tiền tệ” như kế hoạch ban đầu.

Điều này chứng tỏ, Facebook vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm ra mô hình vận hành phù hợp nhất cho đồng tiền này của mình.

Liệu Facebook có thành công trong quá trình chuyển mình này? Chúng ta sẽ còn phải chờ xem…

 

Leave a Reply