Chính trị gia làm YouTube – Xu hướng mới của Nhật Bản và thế giới

Hiện nay ở Nhật đang nổi lên phong trào “Chính trị gia làm Youtube”. Họ sử dụng Youtube để truyền đạt những thông tin về chính trị đến người nghe.

Tachibana Takashi

Nổi tiếng nhất trong những “Chính trị gia làm Youtube” chính là Tachibana Takashi (ảnh trên). Ông là người sáng lập ra đảng N国党 (đảng N Koku) vào năm 2013.

Đảng N Koku được thành lập với mục đích bảo vệ những người không xem truyền hình của NHK nhưng vẫn bị NHK đòi tiền truyền hình. (Trong một thời gian dài trước đây, ti vi của Nhật không phát miễn phí mà đài truyền hình NHK sẽ đi thu phí tại từng nhà theo kì. Tuy nhiên, NHK lại không có cách nào để xác định xem nhà đó có xem ti vi hay không. Do đó nó đã xảy ra rất nhiều vấn đề do gặp sự phản đổi của người dân).

Thời gian gần đây Tachibana Takashi còn gây ra sự chú ý của báo giới khi ông đưa lên 1 video đối thoại với Tamaki Yuichiro – đại điện của Đảng Dân chủ Quốc dân Nhật Bản.

Tamaki Yuichiro cũng có 1 kênh Youtube riêng tên là “Tamaki Channel”. Tamaki đã mời Tachibana xuất hiện trong video tại kênh của mình và bàn luận về những vấn đề chính trị nóng hổi hiện nay.

Tuy nhiên, lý do báo chí chú ý đến video này là do muốn thu hút thêm người xem, Tamaki đã để tên của video là “Gặp gỡ người đàn ông phá hỏng NHK” và đã phải nhận rất nhiều chỉ trích vì vấn đề này. Thậm chí Tachibana còn bị cảnh sát triệu tập với tội danh “Hăm dọa người khác”.

Trên đây chỉ là 1 ví dụ không tích cực về những chính trị gia làm Youtube tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trên thực tế, nó cũng đang giúp ích rất nhiều cho cả người làm chính trị và người xem.

Tachibana Takashi có thể xem là nhà chính trị làm Youtube nổi tiếng nhất ở Nhật Bản hiện nay. Kênh của ông, ngoài việc truyền đạt thông tin, ông còn giải thích rất cặn kẽ những thông tin chính trị, thời sự, giúp cho người nghe có thể hiểu hơn về những vấn đề họ vẫn đang xem ti vi hàng ngày mà vẫn không thể lý giải nổi đó.

   → Link kênh Youtube của Tachibana Takashi: Click VÀO ĐÂY

   → Link kênh Youtube của Tamaki Yuichiro: Click VÀO ĐÂY

Những thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận người dân của chính trị gia qua Youtube

Tamaki-channel

Bên cạnh, Tachibana thì Tamaki – đại điện của Đảng dân chủ quốc dân Nhật Bản cũng đang tập trung vào Youtube. Ông mở kênh “Tamaki Channel” trên Youtube vào tháng 7/2018. Ông xuất hiện trên những video với hình ảnh khác hẳn hình ảnh cứng nhắc của mình tại những buổi họp quốc hội hoặc thông tin thời sự. Ngoài ra, để thu hút thêm sự chú ý từ những người trẻ, ông còn đưa lên Youtube những Video khá “teen” như “Uống thử và so sánh những loại trà sữa hiện nay”,..

Ngoài ra, giống như phần giới thiệu về kênh của mình trên Youtube là ”Đây là kênh giải thích những vấn đề khó hiểu về quốc hội và tìm hiểu tình hình người dân qua những việc phỏng vấn trực tiếp”, ông cũng đã có những video đi hỏi ý kiến người dân về việc tăng thuế tiêu thụ. (Thuế tiêu thụ ở Nhật Bản mới được tăng từ 5% lên 8% từ tháng 9/2019).

Tháng 3/2019, người đứng đầu Đảng cộng sản của Nhật Bản Koike Akira cũng đã thành lập kênh Youtube của riêng mình. Mặc dù tên của kênh Youtube vẫn còn hơi cứng ngắc là “Youtuber Koike Akira” và vẫn còn khá nhiều video mang đậm tính của Đảng dân chủ như “Youtuber Koike Akira giải thích về vấn đề lương hưu trong 3 phút”, nhưng kênh cũng đang cố gắng tăng số lượng người xem bằng cách đưa lên những video như “Youtuber小池晃が行く 夜までハシゴの旅in赤羽” (Youtuber Koike Akira đi lang thang khu Akabane).

Chính trị gia sử dụng Youtube – Xu hướng mới chỉ bắt đầu

Koike Akira Youtuber

Hiện nay số người đăng ký kênh “Tamaki Channel” là hơn 20,000 người và kênh “Youtuber Koike Akira” là hơn 6,000 người. Nó vẫn là một con số rất nhỏ nếu như so sánh với những nước khác. Bằng những nỗ lực kéo thêm những người trẻ tuổi vào xem kênh của mình, rất có thể trong tương lai con số này sẽ còn tăng cao.

Ở Nhật vào ngày 1/4/2019 đã có 1 Đảng mới được ra đời với tên gọi Reiwa Shinsengumi. (Do Thiên Hoàng của Nhật thay đổi nên từ ngày 1/4/2019 Nhật Bản có niên hiệu mới là Reiwa. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Thiên Hoàng của Nhật Bản TẠI ĐÂY).

Mặc dù Đảng này mới được thành lập với người đứng đầu là Yamamoto Tarou nhưng kênh Youtube của ông đã có tới 55,000 người đăng ký.

Ngoài những chính trị gia ở trên, còn có rất nhiều chính trị gia khác của Nhật cũng đã bắt đầu sử dụng Youtube như một kênh truyền thông chính thức của mình.

Liên quan đến việc này, có thể Hàn Quốc đang đi trước Nhật. Tại Hàn Quốc, 70% thành viên quốc hội có kênh Youtube riêng. Nói về tầm ảnh hưởng của Youtube đến chính trị hiện nay, Hàn Quốc cũng đã có rất nhiều bài phân tích cụ thể.

Bà Lee Jung-eun giáo viên của trường đại học Seoul đã có những phân tích như sau: “Do sự thay đổi của Youtube và chính trị, những con người tài năng mới sẽ xuất hiện”. Bà Lee cho rằng những người lãnh đạo trong tương lai sẽ thay đổi từ những “con người tài năng truyền thống” sang thành những “con người tài năng có khả năng thu hút tốt”. “Khả năng thu hút tốt” ở đây nghĩa là những người có khả năng truyền đạt những thông tin chính trị một cách hấp dẫn, có sức thuyết phục và thu hút người xem.

Chính trị gia làm Youtube – Mặt tốt và mặt xấu

chinh-tri-gia-lam-Youtube 2

Việc những chính trị gia truyền tải nội dung mình muốn truyền đạt trực tiếp đến người nghe qua kênh Youtube của mình hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều những hiệu quả tốt.

Nó sẽ làm cho người nghe có cảm giác thân thuộc hơn rất nhiều so với khi chỉ được nghe những bài phát biểu của những người này trên ti vi hoặc đâu đó trên đường phố đông người.

Những người chính trị gia thì cũng có cơ hội để bộc lộ và thể hiện mình nhiều hơn trước người nghe. Ở đây, những người có khả năng “kể chuyện một cách cảm xúc” sẽ là những người chiếm ưu thế hơn.

Tuy nhiên, những báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng, việc “lây nhiễm cảm xúc” (tiếp xúc với những người buồn sẽ cảm thấy buồn, tiếp xúc với những người vui sẽ cảm thấy vui,..) không chỉ xuất hiện khi gặp gỡ trực tiếp, mà nó còn xảy ra trong cả môi trường Internet hay mạng xã hội. Đặc biệt “tức giận” chính là cảm xúc dễ bị lây nhiễm nhất.

Giả sử những chính trị gia đang làm Youtube này, bằng nhiều cách nào đó họ thu hút và tạo ra được nhiều fan, thì khi có xung đột về một vấn đề gì nữa, những người fan này cũng sẽ bị chia theo các phe riêng biệt. Cái này sẽ là một vấn đề nghiêm trọng và đã được đặt tên là “Vấn đề cách ly sinh ra từ mạng xã hội”.

Giống như chỉ những tin các bạn quan tâm mới hiện lên trên News feed của Facebook hay Instagram, việc này chắc chắn cũng sẽ xảy ra ở Youtube. Đặc biệt nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu như những thông tin về chính trị chỉ được nhìn từ một góc độ hẹp.

So với thế giới thì những nhà chính trị làm Youtube tại Nhật vẫn còn là số ít. Tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Việc chọn lựa để theo dõi những thông tin mình quan tâm và không bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ sai lệch, mang tính phiến diện không phải là một việc đơn giản.

 

 

Leave a Reply