Triết học là gì? Phương pháp học và ứng dụng triết học vào cuộc sống

Trước khi tìm hiểu triết học là gì, các bạn đã bao giờ tự hỏi mình những câu kiểu như “Mình có muốn làm công việc hiện nay đến hết đời hay không”, hoặc là “Tại sao mình lại muốn tiếp tục công việc này?” Việc hệ thống hóa kiến thức thông qua việc trả lời những câu hỏi “TẠI SAO” đó chính là TRIẾT HỌC. Hiểu rõ về triết học sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn bản thân mình muốn gì và sẽ giúp các bạn có thêm can đảm khi đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời mình.

Qua bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cơ bản về triết học nói chung và cùng phân tích những sự liên quan của triết học đối với cuộc sống và công việc hiện nay.

Triết học là gì

triet hoc-la-gi-2

Có rất nhiều cách để trả lời cho câu hỏi “Triết học là gì?”.

Đầu tiên, nếu như bản thân các bạn đang suy nghĩ “Triết học là gì?” thì đó cũng là triết học rồi!

Một trong những định nghĩa đơn giản nhất về triết học đó là “Việc hệ thống hóa kiến thức thông qua trả lời những câu hỏi TẠI SAO”.

Có nhiều người nghĩ triết học là một lĩnh vực gì đó rất khó hiểu và không liên quan gì đến mình.

Thế nhưng, việc nghi ngờ những thứ mà mọi người đang coi là hiển nhiên cũng chính là triết học.

Do đó, có thể nói rằng tất cả chúng ta đều liên quan đến triết học.

Ví dụ nếu như các bạn đang là những nhân viên văn phòng, những người tự kinh doanh hay những sinh viên đi làm thêm đi chăng nữa, chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghĩ “Tại sao việc mình đang làm hiện nay là cần thiết” đúng không?

Câu hỏi này cũng chính là triết học và chính việc suy nghĩ theo tư tưởng triết học sẽ giúp cho bạn đạt được kết quả tốt hơn trong công việc. 

Triết học cần thiết cho thời đại hiện nay 

Nhìn vào lịch sử chúng ta có thể thấy những suy nghĩ, lập luận mà tất cả mọi người cho là đúng rồi cũng sẽ có lúc bị thay đổi.

Nhất là vào những năm 2019, 2020 này, khi mà có rất nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đang chuẩn bị bước vào giai đoạn với nhiều thay đổi lớn. Không chỉ giới hạn ở một vài quốc gia, những việc mà trong quá khứ chúng ta nghĩ rằng không thể đang dần trở nên có thể với quy mô trên toàn cầu.

Không chỉ dừng lại ở những vấn đề to lớn như kinh tế, chính trị mà cả những việc nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc các bạn đang làm cũng đang thay đổi.  

Triết học tiếng Anh là “Philosophy”. Đây là một từ cổ của Hy Lạp, trong đó:

  • “Philo” có nghĩa là yêu
  • “Sophia” có nghĩa là tri thức

Do đó, theo ngôn ngữ cổ đại. triết học chính là “Yêu tri thức”.

Có nguồn tin cho rằng, từ ngữ “triết học” được sinh ra ở một thành phố của Hy Lạp cổ đại tên là Ionia.

Hồi đó, tất cả những người sống ở đây đều tin vào những câu chuyện thần thoại.

Tuy nhiên, sau đó Ionia đã trở thành một thành phố phát triển, có nhiều giao thương với nước ngoài và dần dần nhiều người nhận thấy những câu chuyện thần thoại mà ngày trước họ tin là đúng không còn đúng nữa.

Họ bắt đầu đi tìm những kiến thức mới và từ ngữ “TRIẾT HỌC” được sinh ra từ đây.

Và việc đi tìm những kiến thức mới đó vẫn còn được tiếp diễn cho đến ngày nay.

Để có thể đưa ra những kiến thức mới, những tư tưởng mới cho thời đại mới thì việc đầu tiên trước hết chúng ta phải làm là tìm hiểu về những kiến thức trong quá khứ. 

Ichiro và Inamori cũng đều là triết học

Khi tìm hiểu về những tư tưởng triết học trong quá khứ, chúng ta sẽ có được 2 lợi ích sau:

  • Hiểu được về điểm giới hạn của những tư tưởng triết học trong quá khứ.
  • Có khả năng tăng cường tri thức cho bản thân thông qua việc phản biện lại những tư tưởng trong quá khứ. 

Các bạn có biết 2 người Nhật rất nổi tiếng hiện nay là Ichiro và Inamori không? Triết học thời nay không chỉ là những lý luận khó hiểu mang tầm vĩ mô, nó còn được sử dụng trong rất nhiều linh vực.

  • Triết học bóng chày của Ichiro (→ bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Ichiro TẠI ĐÂY)
  • Triết học kinh doanh của Inamori Kazuo (→ bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Inamori TẠI ĐÂY)

Những con người đạt được đến trình độ cao trong những lĩnh vực của mình đều có một điểm chung đó là “Có khả năng suy nghĩ sâu xa về tư tưởng của mình.”

Ichiro thì thông qua bộ môn bóng chày, Inamori thì thông qua công việc kinh doanh, bằng việc liên tục đào sâu suy nghĩ về tư tưởng của mình, những con người nổi tiếng này đã đạt được những thành tựu mà không nhiều người có thể đạt được. 

Vậy thì, liệu chúng ta cứ suy nghĩ sâu như Ichiro hay Inamori thì sẽ đạt được thành công như họ?

Nếu như các bạn đang nghĩ rằng “Không thể nào có chuyện đó” thì hãy cùng nghiên cứu về những công dụng của triết học.  

Lý do mà nhiều người hay nghĩ rằng “Triết học rất khó”

Triết học không phải là tri thức

Các bạn phải nhớ rằng, chúng ta học và tìm hiểu về triết học là để “tăng khả năng suy nghĩ của bản thân”, chứ không phải là để “nhồi nhét kiến thức” vào đầu.

  • Để có thể thoát ra khỏi những kiến thức mà mọi người đều cho là đúng hiện nay, cần những căn cứ gì?
  • Liệu có thể giải thích và thuyết phục người khác dựa trên những căn cứ đó không?

Những việc này không ai có thể dạy cho các bạn và cũng không có tài liệu hướng dẫn nào viết những nội dung này.

Để có thể hiểu được truyết học, bạn cần phải là “Một con người độc lập” và có phạm vi hoạt động của riêng mình.

Lý do mà nhiều người hay nghĩ rằng “Triết học rất khó”

Để có thể hiểu được tư tưởng triết học, cũng giống như toán học hay vật lý, đầu tiên chúng ta cần nhớ được những công thức.

Những công thức trong triết học chính là những suy nghĩ, tư tưởng của những nhà triết học nổi tiếng trên thế giới trong quá khứ.

Lý do cơ bản mà khiến chúng ta luôn cảm thấy “Triết học rất khó” chính là: 

  • Giống như toán học, có quá nhiều thứ cần phải nhớ ngay từ đầu.
  • Khác với toán học, những cái cần phải nhớ đó lại không được viết ra bằng những con số hay công thức.

Tuy nhiên, không cần phải bắt đầu ngay từ những cái khó, giống như chúng ta học cộng, trừ đầu tiên trong toán học, hiểu được những khái niệm cơ bản đầu tiên của triết học, dần dần sẽ giúp các bạn hiểu được những tư tưởng triết học của thế giới.

Đừng bắt đầu từ những cái khó

Chắc hẳn hồi học đại học hay học cấp 3, các bạn đã từng học những môn kiểu như “Triết học Marx Lenin” hay “Triết học Kant” rồi đúng không?

Thế nhưng, nó sẽ quá khó cho các bạn khi bắt đầu từ những cái này.

Nếu giả sử triết học giống như toán học thì những cái mà các thầy cô đang nhồi nhét vào đầu các bạn ở trường đó giống như bắt một học sinh chưa biết cộng trừ phải học đạo hàm hay tích phân vậy.

Vậy thì cộng, trừ trong triết học nó là cái gì?

Mình sẽ giới thiệu cho các bạn 3 nhà triết học nổi tiếng nhất từ trước đến nay và đó cũng sẽ là những kiến thức cơ bản giúp cho các bạn tiến vào sâu hơn trong bộ môn triết học.  

Lịch sử cơ bản của triết học

lich su triet hoc

 Chúng ta có thể chia lịch sử của triết học theo 3 mốc lịch sử sau:

Cổ đại

Một kỷ nguyên hỗn loạn khi kiến thức còn chưa được hệ thống hóa

Trung đại

Thời đại mà sức mạnh của tôn giáo (đạo Phật, đạo thiên chúa giáo) là mạnh mẽ nhất

Cận đại

Thời đại mà giá trị lý trí là quan trọng nhất

Cũng có một số ngoại lệ, nhưng về cơ bản những thứ mà chúng ta chắc chắn đúng, có thể nó sẽ trở nên khác trong tương lai.

3 người nổi tiếng nhất trong triết học phương Tây

Theo 3 mốc lịch sử đó, có 3 người nổi tiếng như sau:

Tên

Thời đại

Thành tựu

Aristoteles

Cổ đại

・Được mệnh danh là cha đẻ của triết học phương Tây

・Không chỉ triết học, là người tạo ra nền tảng cho nhiều hệ thống học thuật

Thomas Aquinas

Trung đại

・Là người đầu tiên đưa ra luận điểm về giá trị lý trí trong thời đại đạo Thiên chúa giáo là tất cả đối với người dân.

Immanuel Kant

Cận đại

・Phê phán lý tính của con người

・Khuyến khích bỏ tôn giáo

Chúng ta có thể thấy được, tư tưởng của những người nổi tiếng này không phải là những gì hoàn toàn độc lập với nhau, nó có tính liên kết, bổ sung lần nhau theo thời gian.

Trong 3 thời đại này, có 10 nhân vật nổi tiếng cần được nhắc đến chính là:

  • Sokrates
  • Platon
  • Aristoteles
  • Augustine of Hippo
  • Thomas Aquinas
  • René Descartes
  • Blaise Pascal
  • Baruch Spinoza
  • Immanuel Kant
  • Martin Heidegger

Để tìm hiểu về triết học, đầu tiên các bạn cần phải tìm hiểu về Aristoteles trong thời kỳ cổ đại (trước đó hãy xem qua về những người đi trước như Sokrates hay Platon), rồi dần dần tiếp xúc và tìm hiểu về tư tưởng của những người từ trung đại đến cận đại.

Lý do mà muốn hiểu được triết học chúng ta cần tìm hiểu từ lịch sử ban đầu của nó thì mình đã giải thích ở trên. Đó là vì triết học chính là phủ định lại những cái được coi là đúng của quá khứ. 

“Mình phải giỏi hơn cấp trên” cũng chính là triết học

Ví dụ như ở một công ty nào đó mà nhân viên nghĩ rằng “Mình sẽ phải giỏi hơn cấp trên” thì đây cũng chính là triết học.

Triết học là phủ định lại những quan điểm, luận điểm của người đi trước, từ đó vượt qua họ để đưa ra những quan điểm, luận điểm sâu sắc hơn

Descartes đã từng nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” (I think; therefore I am).

Descartes luôn nghi ngờ những kiến thức trong quá khứ và không ngừng suy nghĩ. Cái ông tin chỉ là những kiến thức do mình suy nghĩ ra tại thời điểm hiện tại.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Liệu bạn có đang quá tin vào những quan điểm, những kiến thức trong quá khứ hay không? 

Sau thời của Descartes là đến lượt Kant. Kant đưa ra những luận điểm và căn cứ để bác bỏ lại quan điểm của Descartes.

Đó chính là TRIẾT HỌC.

Hiểu được về triết học, những tư tưởng cũng như những căn cứ của tư tưởng đó sẽ giúp các bạn hiểu thêm rất nhiều về bối cảnh của xã hội thời đó.

Nghi ngờ những kiến thức đã có ở thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra những cơ sở cho những suy nghĩ mới và hệ thống hóa nó thành kiến thức. Đó chính là TRIẾT HỌC. 

Cách ứng dụng triết học vào cuộc sống và công việc

Xã hội hiện nay có rất nhiều kiến thức mà tất cả đều cho là điều hiển nhiên.

Thế nhưng liệu các bạn có nghĩ là nó vẫn đang thật sự đúng?

Những nhà triết học đã chỉ cho chúng ta cách để nghi ngờ những điều hiển nhiên đó.

Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của việc tìm hiểu triết học.

Những doanh nghiệp lớn đại diện cho cả quốc gia thì lại làm ăn phí pháp, bán hàng giả, những người chức cao trong chính phủ thì lại là những người tham nhũng nhiều nhất. Những thông tin thời sự như vậy vẫn không ngừng được đưa ra công chúng.

Không có một doanh nghiệp lớn nào có thể cam kết lo trọn đời cho các nhân viên của mình.

Trong xã hội hiện nay, để tồn tại được, từng cá nhân cần phải tự xây dựng được một con đường đi cho riêng mình.

Và để tự xây dựng được con đường đi cho riêng mình, chắc chắn những tư tưởng mang tính triết học sẽ giúp ích được cho các bạn.

Hai việc chính mà chúng ta có thể học được từ bản chất của triết học chính là:

  • Thông qua việc liên tục đặt ra những câu hỏi “TẠI SAO”, hệ thống hóa những kiến thức của riêng mình.
  • Tìm hiểu về những tư tưởng triết học lịch sử, thử tự đặt mình vào trong những trải nghiệm đó để tăng khả năng suy nghĩ sâu xa.

Tiếp xúc với triết học sẽ giúp chúng ta có được thói quen nghi ngờ những quan điểm, kiến thức hiện tại.

Từ đó, chúng ta sẽ có được bản lề để xây dựng sự nghiệp cũng như cuộc đời của mình.

Các bạn hãy thử tìm hiểu về triết học bắt đầu từ 3 nhân vật nổi tiếng ở trên xem. Chắc chắn nó thú vị và bổ ích hơn nhiều so với những gì các bạn đã tưởng tượng đấy!

 

One Response

  1. Khách 19/09/2021

Leave a Reply