Các bạn có biết sàn giao dịch tiền ảo bitFlyer không? Đây là sàn giao dịch có trụ sở chính ở Tokyo và được thành lập vào năm 2014. Trong khi những sàn giao dịch tiền ảo khác trong thời kì đầu thường bị rất nhiều hacker tấn công, lấy đi nhiều thông tin, dữ liệu của khách hàng thì bitFlyer chưa hề một lần bị rơi vào những tình huống đó.
Ngoài ra, bitFlyer còn là sàn giao dịch được Mỹ và EU cấp giấy phép, và được biết đến như một trong những sàn giao dịch “chuẩn mực” nhất thế giới hiện nay.
Một sàn giao dịch đáng tin cậy như vậy, nhưng it ai biết nó chỉ mất có 2 tháng để xây dựng. Một trong những nhà sáng lập khi đó là Kano Yuzo. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Kano Yuzo là ai và xã hội chúng ta sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai qua cách nhìn của ông.
Kano Yuzo là ai?
- Quê quán: tỉnh Aichi, Nhật Bản
- Năm sinh: 1976
- Tốt nghiệp cao học tại Đại học Tokyo
- Công việc hiện nay: Tổng Giám đốc sàn bitFlyer, Chủ tịch hiệp hội Blockchain Nhật Bản (JBA), Chủ tịch hiệp hội trao đổi tiền ảo Nhật Bản, thành viên Hội đồng đánh giá hệ thống Blockchain trực thuộc bộ Kinh tế, thành viên của nhóm nghiên cứu Blockchain thuộc hiệp hội Ngân hàng Nhật Bản.
Chúng ta có thể thấy được Kano Yuzo là người có ảnh hưởng rất lớn trong giới tiền ảo của Nhật thời điểm hiện nay. Sau khi tốt nghiệp cao học tại đại học Tokyo, ông làm cho tập đoàn đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs trước khi sáng lập ra sàn giao dịch bitFlyer.
Ông còn nổi tiếng vào năm 2016, khi là một trong những thành viên nghiên cứu để đưa ra bộ luật đầu tiên liên quan đến tiền ảo của Nhật Bản. Dưới đây mà một bài phỏng vấn Kano Yuzo về tương lai và xu hướng phát triển của tiền ảo.
Không thể quay lại thời kì không có Blockchain
Hãy cùng nhìn lại về lịch sử một chút. Tôi theo dõi tiền ảo từ năm 2010, đến năm 2013 thì tôi đã có thể chắc chắn là Blockchain đã vượt qua điểm “inflection point” và thế giới sẽ không thể quay lại thời kỳ không có block chain.
Thời đó, Ben Bernanke – chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công nhận và đánh giá cao những gì Bitcoin có thể làm được, chỉ trong một thời gian ngắn, giá trị của Bitcoin đã tăng lên gấp 10 lần.
“BitFlyer” được thành lập năm 2014. Tôi bắt đầu với một niểm tin rằng “Chắc chắn thế giới sẽ thay đổi. Thị trường tài chính sẽ bị thay đổi vì những đồng tiền mới. Và chắc chắn nhiều cái mới sẽ xuất hiện.”. Đương nhiên là hồi đó không có ai chịu nghe ý kiến của tôi. Họ không chi không có hứng thú về Bitcoin, họ còn nghĩ tôi là kẻ lừa đảo.
Tuy nhiên, tôi chưa hề có bất cứ lay động nào đối với niềm tin của sự phát triển “không thể ngăn cản này”. Lý do mà tôi nói “Không thể quay lại thời không có Block chain” bởi vì đây là một mã nguồn mở, về kỹ thuật chúng ta không thể dừng nó lại được.
Nếu như là một hệ thống khác, chỉ cần cơ quan chính phủ kết luận là nó vi phạm pháp luật, tất cả sẽ bị dừng ngay lập tức. Nhưng đối với mã nguồn mở nó vẫn sẽ cứ phát triển.
Hồi đó tôi cũng đã từng đăng lên Facebook là “Block chain sẽ làm thay đổi thế giới”, thế nhưng không có một ai “Like” cái trạng thái đó của tôi. Nhưng điều không những không ngăn cản ý chí tìm kiếm “Đại Dương xanh” mới của mình mà nó còn khiến tôi quyết tâm hơn.
3 cuộc Cách mạng Blockchain mang lại
Theo suy nghĩ của tôi, Blockchain sẽ dần được ứng dụng trong xã hội và sẽ phát triển nhanh và rộng như Internet. Với những kỹ thuật mới như “Không thể thay đổi lịch sử giao dịch”, Blockchain đang góp phần làm thay đổi khái niệm của con người về giá trị thông tin, dữ liệu. Nói một cách ngắn gọn, theo tôi Blockchain đã tạo ra 3 cuộc cách mạng sau:
Đầu tiên phải kế đến việc không thể sao chép giá trị. Trong quá khứ để tránh việc bị copy dữ liệu người ta thường sử dụng những kỹ thuật DRM kiểu như “Copy Once” hoặc “Dubbing 10” để mã hóa dữ liệu. Để giải được mã đó, chúng ta cần phải có “chìa khóa”. Nếu Hacker tìm được chìa khóa, họ có thể sao chép dữ liệu tùy thích. Tuy nhiên, nếu là Blockchain tính bảo mật này luôn luôn được đảm bảo và dữ liệu không thể bị sao chép.
Tiếp theo, đó là việc gửi những thông tin có giá trị trên Internet. Lấy ví dụ cụ thể về Bitcoin. Bằng việc ghi nhận lại quyền sở hữu tài sản, bạn có thể gửi nó cho bất kì ai vào bất kì lúc nào. Và nó chỉ tốn không đầy 10 phút. Đây là một việc mang tính cách mạng.
Cuối cùng đó là độ tin cậy của thông tin. Có thể nói trước khi có Blockchain chúng ta đã có thể gửi những thông tin qua Internet bất kỳ lúc nào khi ta muốn. Tuy nhiên đối với những thông tin quan trọng ví dụ như những thông tin bí mật của doanh nghiệp, thì không có ai đảm bảo độ tin cậy của nó. Ví dụ khi các bạn phỏng vấn một ứng viên nào đó mà đọc CV của họ, để có thể chứng minh CV ghi những thông tin thật, chúng ta cần phải đi xác nhận ở rất nhiều cơ quan khác nhau. Nếu sử dụng Blockchain, chúng ta sẽ có thể có được thông tin chính xác và duy nhất. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ cá nhân nào đều có thể phát hành “Giấy chứng minh thông tin cho chính mình” và độ tin cậy của thông tin sẽ trở nên cao hơn.
Cá nhân tôi cũng đã phỏng vấn hàng trăm người. Dựa vào nội dung ghi ở CV, tôi luôn phải đánh giá các yếu tố khác khi phỏng vấn. Nếu sử dụng Blockchain chúng ta có thể biết rõ từng cá nhân và những gì họ làm được từ trước đến nay với độ tin cậy cao.
Giống như BBS, bắt đầu từ những lĩnh vực đơn giản
Trong khoảng 5 đến 10 năm tới, chắc chắn Blockchain sẽ được ứng dụng rất nhiều trong xã hội. Nhất là ở thị trường Game – thị trường có nhu cầu tài sản hóa dữ liệu cao thì tôi nghĩ chỉ mất khoảng 3 năm nữa thôi. Tuy nhiên, giống như Bộ Tài Chính cũng vừa đưa ra những quy định cụ thể về Blockchain, sẽ còn rất nhiều thứ phải điều chỉnh kể cả về những quy tắc, quy định.
Đối với những lĩnh vực khó khăn hơn như tài chính hay cơ sở hạ tầng của xã hội, theo những số liệu lịch sử cứ 8 năm là hệ thông thay đổi một lần. do đó có thể nó sẽ thay đổi vào thời điểm đó. Thực tế chúng tôi đang nhận được rất nhiều quan tâm của Khách hàng trong những lĩnh vực này, thế nhưng tất cả bọn họ đều cùng chung một ý kiến là việc thay đổi toàn bộ hệ thống chính thành Blockchain vào thời điểm này là khá rủi ro.
Mặt khác, những doanh nghiệp mới với những ngành kinh doanh mới lại đang rất tích cực nghiên cứu ứng dụng. Giống như thời kì Internet bắt đầu phổ biến, Hệ thống bảng tin (Bulletin Board System) cũng bắt đầu chỉ với lý do ít rủi ro, khó gây ra những vấn đề phát sinh khác trong xã hội. Thế nhưng hiện nay nó đã phát triển trở thành những hệ thống trụ cột của xã hội như Net Bank.
bitFlyer Blockchain cũng đang phát triển ứng dụng Blockchain ID System có tên là “bPassport”. Tôi hi vọng nó sẽ được ứng dụng rộng rãi trong vòng 3 năm tới.
Kết hợp tất cả các ID thành một
Mục tiêu của “bPassport” chính là một xã hội với “những chiếc ví trống rỗng”. Hiện nay trong ví của các bạn không chỉ có tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ATM, rồi bằng lái xe,.. đúng không?
Các bạn có nghĩ tất cả những tấm thẻ đó đều cần thiết hay không? Nếu các bạn tìm hiểu về cơ cấu hoạt động của những tấm thẻ này, các bạn sẽ nhận ra thông tin ẩn chưa dưới lớp từ đó đôi khi chỉ là con số về ID của bạn. Điều đó có nghĩa là chỉ cần chúng ta truyển tải được thông tin ID đó, chúng ta có thể kết nối với các hệ thống khác mà không cần thẻ vật lý.
Về cơ bản, “bPassport” là 1 phần mềm lưu trữ tất cả những thông tin ID đó và sẽ phát hành thêm những thông tin khác cần thiết.
Ví dụ như bây giờ mỗi người Nhật có một số ID riêng là “My Number”. Tuy nhiên, nếu dùng số này để xác nhận quyền sở hữu một vật nào đó thì sẽ không được. Bởi vì số ID này chỉ là số ID cho người Nhật, chúng ta sẽ không thể sử dụng nó khi đi sang Mỹ.
Do đó số ID này chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự kết hợp của 2 yếu tố “người Nhật” và “Số My Number”. Gọi theo ngôn ngữ chuyên môn thì đây là “Composite Index”.
Nếu sử dụng bPassport, chúng ta có thể sử dụng Blockchain để biến những yếu tố này thành “Unique Index”, nhờ đó có thể xác định được từng cá nhân chỉ bằng số “My Number” hay ID của Facebook.
Tất cả những dịch vụ trên thế giới sẽ trở nên đơn giản hơn
Ví dụ khi các bạn mua hàng điện tử và muốn làm thẻ thành viên, tôi muốn thẻ đó sẽ được làm chỉ từ 4 thông tin cơ bản là: tên, giới tính, địa chỉ và ngày tháng năm sinh.
Khi bị yêu cầu 4 thông tin đó, người dùng chỉ cần đưa ra mã QR trong điện thoại, bPassport sẽ gửi 4 thông tin đó cho cửa hàng thông qua Internet và thẻ sẽ được phát hành dựa trên những thông tin do bPassport cung cấp. Do bPassport sử dụng “Unique Index” cho nên chỉ cần gửi thông tin cho cửa hàng hoặc điện thoại thông minh, phần mềm sẽ tự động được kích hoạt.
“Composite Index” đang làm người dùng mất thời gian vì phải lựa chọn sử dụng ứng dụng nào. Ví dụ khi bạn muốn thanh toán bằng điện thoại thông minh mà trong điện thoiaj của bạn có nhiều ứng dụng, bạn sẽ phải lựa chọn giữa thanh toán qua Paypay hay thẻ tín dụng,.. Điêu này sẽ được cải thiện nếu sử dụng “Unique Index”, các bạn có thể tự do mua sắm và thanh toán một cách đơn giản như trong cửa hàng Amazon go vậy.
Để cuộc sống chúng ta trở nên đơn giản và tiện lợi hơn, điều đầu tiên chúng ta cần làm là thay đổi khái niệm về “Composite Index”, từ đó tìm ra những “Unique Index” có thể sử dụng được trên toàn thế giới.
Những vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân. Bản chất thực sự là gì?
Điểm quan trọng ở đây là “Những thông tin cá nhân chỉ được cung cấp khi người sử dụng đồng ý”.
Những tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân thường chỉ phát sinh khi nó bị sử dụng mà chưa được sự đồng ý của người đó. Trên thực tế, có thể nhiều người không nhận ra, nhưng hầu hết chúng ta đều đang ký vào những giấy tờ đồng ý việc này trước khi làm việc gì đó. Ví dụ khi các bạn đi khám bệnh ở bệnh viện, các bạn phải ký vào tờ đăng ký khám, trong đó cũng đã có nội dung về những điều khoản liên quan đến thông tin cá nhân của các bạn rồi.
bPassport cũng dựa trên những cam kết như vậy của khách hàng để gửi thông tin cho bên thứ 3 và sẽ chỉ gửi những thông tin mà người dùng chấp nhận.
Về kỹ thuật, việc này không quá khó. Tôi nghĩ chỉ cần 3 năm nữa là có thể sẽ được ứng dụng trên thực tế. Sau đó 5 năm, 10 năm, 20 năm sẽ có nhiều lĩnh vực hơn được mở rộng và nó sẽ trở thành nền tảng của sự phát triển đó.
Xây dựng một xã hội mà những nỗ lực của con người được đền đáp xứng đáng
Khi tôi giới thiệu về sản phẩm “bPassport”, có nhiều người hay nghĩ đến một công ty quản lý thông tin cá nhân của Trung Quốc. Tuy nhiên mục đích của tôi không phải là xây dựng nên công ty quản lý dữ liệu như vậy.
Tôi hi vọng sẽ xây dựng được một xã hội mà ở đó nỗ lực của con người được đền đáp một cách xứng đáng. Có thể nhiều người cho rằng đây là vấn đề đương nhiên, thế nhưng trên thực tế xã hội của chúng ta đang rất thiếu công bằng.
Có rất nhiều người vẫn chưa được đánh giá đúng năng lực, chỉ vì sống ở những vùng xa trung tâm nên không được đánh giá cao như những người khác. Nếu như năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân được công khai dựa trên những hệ thống có độ tin cậy cao, tôi nghĩ chúng ta có thể khắc phục được những điểm hạn chế đó.
Tôi biết để có thể xây dựng một xã hội mà ở đó tất cả các cá nhân đều được đánh giá công bằng là một điểu rất khó. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp nhất và tôi sẽ cố gắng hết mình vì điều đó.