Fukuzawa Yukichi là ai? – Tại sao ông được in trên tờ tiền mệnh giá cao nhất 10,000 Yên của Nhật

Fukuzawa Yukichi là ai? Chắc hẳn ai cũng biết đây là người được in trên tờ tiền 10,000 Yên – tờ tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhật. Nhưng ít người biết được ông là ai và cuộc đời ông đã đóng góp được gì cho sự phát triển của nước Nhật.

Fukuzawa Yukichi là ai?

Fukuzawa Yukichi

Để có thể đưa ra những thay đổi mang tính vượt bậc cho thời đại, không nhất thiết phải là quan chức hay những cá nhân làm việc trực tiếp trong chính phủ.

Có những người chỉ là dân thường nhưng lại có thể tạo ra được những ảnh hưởng lớn trên toàn đất nước, đưa ra những thay đổi, cải cách mở đầu cho 1 thời đại mới.

Đó chính là FUKUZAWA YUKICHI.

 

 

 

FUKUZAWA YUKICHI là người như thế nào?

  • Quê quán:Osaka
  • Ngày tháng năm sinh:1835
  • Ngày mất:Ngày 3/2/1901(thọ 66 tuổi)
  • Là người góp công lớn cho việc phát triển văn hóa của Nhật, đã sáng lập ra trường Keio

Lý lịch của Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi

Năm 1835(1 tuổi)Sinh ra trong 1 gia đình võ sĩ tại Osaka

Năm 1854(19 tuổi)Đi học tại Nagasaki

Năm 1855(20 tuổi)Nhập học tại Tekijuku (trường rất nổi tiếng hồi đó, tiền thân của đại học Osaka hiện nay)

Năm 1858(23 tuổi)Đến Edo, mở trường Rangakujuku (chuyên dậy kiến thức phướng tây)

Năm 1859(24 tuổi)Lên tàu tên là Kanrin Maru để tới Mỹ

Năm 1861(26 tuổi)Kết hôn

Năm 1862(27 tuổi)Được cử đi Châu Âu học

Năm 1863(28 tuổi)Mở trường tư thục

Năm 1868(33 tuổi)Đổi tên trường thành KEIO

Năm 187237 tuổi)Ra mắt cuốn sách mang tên “Khuyến học”

Năm 1901(66 tuổi)Mất

 

Chỉ là 1 người dân thường nhưng có nhiều đóng góp cho xã hội.

Sinh ra trong 1 gia đình võ sĩ cấp thấp

Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa sinh ra trong 1 gia đình võ sĩ cấp thấp ở Osaka. Anh là con trai út trong gia đình 5 anh em. Cha ông mất khi ông mới chỉ 1 tuổi.

Bố của Fukuzawa do không có địa vị trong xã hội nên đã có 1 cuộc đời vất vả.

Tính cách cua Fukuzawa cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi điều này

 

Tuy nghèo nhưng rất ham học

Fukuzawa Yukichi

Sau khi cha mất, mẹ của Fukuzawa đã dắt tất cả con cái về quê của mình.

Cuộc sống nghèo khổ nhưng lúc nào Fukuzawa cũng cố gắng học tập.

Năm 19 tuổi, nghe theo lời rủ của anh trai, Fukuzawa đã đi Nagasaki để học. Hồi đó ông muốn học về súng của Hà Lan. Sau đó, ông đã trở thành đệ tử của 1 trong những người đầu tiên truyền đạt văn hóa súng từ phương Tây tên là Yamamoto Shigetomo. Hằng ngày vừa phải phục vụ sư phụ, ông cố gắng học về súng và cả những văn hóa phương Tây khác.

Vào học ở Tekijuku

Fukuzawa Yukichi

Tuy nhiên do tài giỏi hơn người, anh bị con của 1 người địa chủ ở Nagasaki ghen ghét và buộc phải rời khỏi nơi đây. Đích đến tiếp theo của ông là Osaka. Hồi đó phong trào về văn hóa phương Tây ở Osaka cũng không thua kếm gì ở Nagasaki. Yukichi đã vào học ở 1 trường của 1 người nổi tiếng thời đó tên là Ogata Koan mở. Xung quang toàn là người tài giỏi nhưng Yukichi luôn nổi tiếng là người giỏi nhất ở ngôi trường đó.

 

Đến Edo

Fukuzawa Yukichi

Sau đó vào năm 23 tuổi, Yukichi được lệnh tới Edo. Ở đây ông đã mở trường dạy về văn hóa phương Tây. Trường đó tên là Keio. Hiện nay đại học Keio có khoảng hơn 30,000 sinh viên đang theo học, nhưng ở thời bấy giờ chỉ có khoảng 3,4 học sinh.

 

 

 

Tiếp cận văn hóa phương Tây

Yukichi đã tự học tiếng Anh và cơ hội cũng đã tìm đến với ông. Ông được chọn để lên tàu Kanrin Maru đi qua biển Thái Bình Dương để đến với San Francisco của Mỹ.  Ở Mỹ ông được tiếp xúc với văn hóa bình đẳng, tự do và Yukichi đã rất ấn tượng với điều này. Sau khi về nước để kết hôn, năm sau đó ông lại tiếp tục được cử đi Châu Âu. Ông đã tổng hợp những thông tin ông học được tại Châu Âu thành 1 cuốn sách tên là: “Things western”. Cuốn sách này xuất bản được hơn 200,000 bản và sau này được cả tướng quân nổi tiếng Tokunaga Yoshinobu đọc.

 

Cống hiến nhiều cho xã hội

Fukuzawa Yukichi

Vào năm Meiji đầu tiên (1868), ông đổi tên trường học thành “Meiji Gijuku”. Gijuku có nghĩa là nuôi dưỡng những con người để cống hiến cho xã hội. Ông đổi tên này để cho thấy rõ mục tiêu của mình.

Vào năm Meiji thứ 5 (1872), ông cho ra đời cuốn sách nổi tiếng “Khuyến học”. Đây cũng là 1 trong những cuốn sách tạo được nhiều ảnh hưởng tại thời bấy giờ.

Vào năm Meji thứ 34 (1901), ông mất khi 66 tuổi vì bệnh xuất huyết não.

 

Những câu chuyện nổi tiếng của Fukuzawa Yukichi

Không bao giờ chấp nhận những lời than vãn

Bố của Fukuzawa Yoichi mất năm 44 tuổi, khi ông mới chỉ có 1 tuổi. Gia đình của ông phải chuyển về quê của mẹ sống, cuộc sống cũng rất vất vả. Có lần nước sông dâng cao và tràn cả vào làm hỏng nhà của ông. Nhưng vì quá nghèo nên ông không có tiền sửa và phải sống tạm bợ như vậy.

Ở vào hoàn cảnh đó, nhưng Yukichi vẫn đến trường và học chữ Hán. Không chỉ học, ông còn làm thêm để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên chưa một lần nào người ta nghe thấy một câu than vãn của ông. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà ông rất ghét những con người hay than vãn vì hoàn cảnh hay gặp khó khăn. Khi còn dạy học, ông thường viết những câu như: “Những người không tốt mới hay gặp những chuyện không may”, hoặc “Thùng rỗng kêu to” và đưa cho các học trò của mình.

Shock vì người nước ngoài không hiểu tiếng Hà Lan

Có lần đứng chờ tàu ở cảng, Yukichi thấy 1 người nước ngoài đi qua. Ông rất tự tin vào vốn tiếng Hà Lan của mình và đã thử nói chuyện với người đó. Đáng tiếc là người nước ngoài đó chỉ nói được tiếng Anh mà không hiểu tiếng Hà Lan. Từ thời đó tiếng Anh cũng đã 1 trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Yukichi đã cảm thấy rất shock và từ đó tự ông đã bắt đầu học tiếng Anh.

Tổng kết

Fukuzawa Yukichi là ai?

 Sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nhưng có một ý chí ham học không thua bất kì ai

 Chịu ảnh hưởng của Ogata Koan, đã mở trường Keio Gijuku, tập trung cho giáo dục

 Đã tự mình tìm hiểu văn hóa phương Tây và đã nổ lực phổ biến văn hóa đó tại Nhật

 

Vì sao Fukuzawa Yukichi được chọn để in trên tờ tiền giấy 10,000 Yên

Tờ 10,000 Yên được bắt đầu in từ năm 1958. Tính đến nay mới chỉ có 2 người là Thái tử Shotoku (聖徳太子) và Fukuzawa Yukichi được chọn để in tờ tiền này.

tờ 1 man cũ

 

1958 – 1983: Thái tử Shotoku

 

 

 

tờ 1 man

 

1984 – nay; Fukuzawa Yukichi

 

 

 

Thái tử Shotoku là một nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản ở thế kỷ thứ Ⅵ. Vậy còn Fukuzawa Yukichi là ai và lý do ông được chọn là gì?

Theo luật hiện hành của Nhật, Bộ trưởng Bộ tài chính là người có quyền quyết định thiết kế cũng như người nào sẽ được in trên tờ tiền. Lý do Fukuzawa Yukichi được chọn cho tờ 10,000 Yên được công bố chính thức trên trang web của Bộ tài chính như sau:

“Là người có nhân phẩm phù hợp vớr tờ tiền mệnh giá cao nhất. Ngoài ra, ông còn là người nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn cả ở quốc tế, là người có đóng góp nhiều cho văn hóa thời kì sau Minh Trị.”

Ngoài ra, theo một số lời đồn (không phải thông tin chính thức nhé!), năm 1984 là năm quyết định chọn Fukuzawa Yukichi để in tờ tiền 10,000 Yên, Fukuzawa Yukichi là người thành lập ra trường Keio bây giờ, cả thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Tài Chính thời đó đều là tốt nghiệp sinh của trường Keio, cũng là 1 trong những lý do ông được chọn.

Leave a Reply