Corona Virus (Covid-19) có thật sự đáng sợ? Phương pháp xét nghiệm PCR hiện nay có chính xác?

Làn sống Covid thứ 2 đã và đang bắt đầu lan rộng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản.

Mới đây kể từ ngày 16/8/2020, tại Việt Nam, sau Đà Nẵng toàn tỉnh Hải Dương đã thực hiện cách ly xã hội lần thứ 2 và con số người bị lây nhiễm Corona (Covid-19) vẫn đang tăng dần theo từng ngày.

Tại Nhật Bản, một số tỉnh đang có dấu hiệu bùng phát trở lại của Corona như Tokyo, Osaka, Aichi,.. cũng đã có những ý kiến cho rằng chính phủ nên phát đi tín hiệu cảnh báo nguy cấp và yêu cầu đóng cửa các cửa hàng như lần giãn cách xã hội đầu tiên. Tuy nhiên, không hoảng sợ vì những con số thống kê người mắc bệnh, chính phủ Nhật Bản đang có những bước đi rất bình tĩnh.

Tại sao chính phủ Nhật Bản lại có thể bình tĩnh như vậy? Corona có thật sự đáng sợ như chúng ta đang nghĩ? Nếu tìm hiểu kĩ hơn về Virus Corona và xem xét số liệu thống kê cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta có thể hiểu được phần nào.

Số người chết trung bình ở Nhật thấp hơn Mỹ tới 2 chữ số

Trong làn sóng Covid đầu tiên ở Nhật, có nhiều người đã chết chỉ trong một thời gian ngắn phát bệnh trong đó có cả những người nổi tiếng như danh hài Shimura Ken. Cũng chính vì lý do này mà ấn tượng của người dân Nhật Bản đối với căn bệnh Covid là một loại Virus rất đáng sợ với độc tính cao.

Tuy nhiên đây chỉ là kết quả của một góc nhìn khá phiến diện.

Vậy thì trên thực tế Covid-19 (Corona) gây ra những triệu chứng gì và nó gây hại như thế nào đối với người Nhật nói riêng và người trên thế giới nói chung? Hãy cùng tìm hiểu qua 3 góc độ dưới đây.

Đầu tiên hãy thử xem đánh giá của Tổ chức y tế thế giới WHO về loại Virus này. Liên quan đến việc đánh giá triệu chứng và rủi ro từ Covid-19, ngay từ thời gian đầu WHO đã có đánh giá chính thức trên Website của mình như sau: “Hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều có thể sẽ gặp một vài triệu chứng nhẹ hoặc trung bình liên quan đến đường hô hấp, tuy nhiên bệnh sẽ tự động khỏi và không cần sự điều trị đặc biệt nào”.  

Tổng giám đốc của WHO Tedros Adhanom vào ngày 11/3/2020 đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, tuy nhiên ông cũng giải thích thêm việc tuyên bố đại dịch này chỉ dựa trên tiêu chuẩn về tốc độ truyền nhiễm của bệnh chứ không liên quan về những triệu chứng nặng, nhẹ của người nhiễm bệnh.

Ở góc độ thứ 2, hãy cùng nhìn về tỷ lệ người chết khi bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ người chết tại Nhật Bản và các nước Đông Á nói chung, nếu so sánh với Mỹ hoặc Châu Âu thì ít hơn tới 2 con số.

Dựa trên khảo sát của đại học John Hopkins, tại thời điểm 27/7/2020 nếu tính trên 1 triệu người nhiễm bệnh thì số người chết ở Mỹ là 466 người, ở Anh là 700 người, ở Nhật là 8.09 người, Hàn Quốc là 5.98 người và Trung Quốc là 3.3 người.

Liên quan đến lý do tỷ lệ người chết do virus Corona ở Nhật thấp hơn hẳn 2 con số so với Âu Mỹ, Takahashi – giáo sư của trường International University of Health and Welfare của Nhật có chia sẻ về 4 nguyên nhân như sau:  

(1)Người Châu Á có khả năng miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn người phương Tây.
(2)Hạn chế được số lượng người già (người dễ bị nhiều triệu chứng nặng khi nhiễm Virus) bị nhiễm bệnh (Nhật đã cấm mọi người trong gia đình đến thăm người già tại các trung tâm dưỡng lão).
(3)Có thói quen sống sạch sẽ (không ngại việc rửa tay, đeo khẩu trang)
(4)Có hệ thống y tế tốt (Bệnh viện, trung tâm y tế,..)

Độ đáng sợ của Corona so với bệnh cúm mùa tại Nhật Bản

Góc độ thứ 3 cần phải chú ý ở đây là nếu so sánh Corona (Covid-19) với bệnh cúm mùa hàng năm tại Nhật thì số lượng người nhiễm bệnh và cả số lượng người tử vong đều ít hơn.

Ở Nhật thường từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm thường có khoảng 10 triệu người mắc bệnh cúm mùa, trong đó có khoảng 3,000 người tử vong do nguyên nhân trực tiếp từ bệnh này, nếu tính cả gián tiếp thì có khoảng 10,000 người tử vong.

Tính đến hết ngày 31/7/2020, trên toàn Nhật Bản có 37,035 người bị nhiễm Virus Corona, trong đó có 1,026 người chết.

Đầu tháng 7, ở Tokyo và nhiều tỉnh khác trên toàn nước Nhật Bản số lượng người nhiễm bệnh mới (dương tính khi kiểm tra PCR) tăng lên cao và thậm chí con số còn vượt quá số liệu của tháng 4 khi Nhật Bản công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Tuy nhiên, so với hồi tháng 4, có 2 điểm khác nhau lớn.

Điểm đầu tiên đó là số lượng người được xét nghiệm PCR. Ví dụ như ở Tokyo, hồi đầu tháng 4 chỉ có không đến 500 người được xét nghiệm 1 ngày, nhưng tháng 7 trung bình 1 ngày số người được xét nghiệm rơi vào khoảng 3,500 đến 5,000 người.

Số lượng người được xét nghiệm PCR tăng thì đương nhiên là số người dương tinh cũng tăng. Hơn nữa, hồi tháng 4 hầu hết chỉ xét nghiệm những người bị sốt cao hoặc có những triệu chứng nặng, còn tháng 7 60-70% người được xét nghiệm là những người trẻ tuổi và không có triệu chứng gì.

Điểm khác nhau thứ 2 chính là người có triệu chứng nặng và người bị tử vong đã thấp hơn rất nhiều. Tổng số ca nhiễm từ trước đến nay ở Tokyo đã vượt qua con số 10,000 người, tuy nhiên những người bị nặng hoặc tử vong là rất ít. Tại thời điển ngày 31/7 có 16 người có những triệu chứng nặng (ngày 28/4 con số này là 105 người) và 16 người chết (tháng 4 là 104 người).

98% người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ có những triệu chứng nhỏ. Đa phần trong số đó đều tự khỏi nhờ hệ miễn dịch

Tại sao lại có những người bị nặng và có những người tử vong?

Để trả lời cho câu hỏi này, theo tiến sĩ Takahashi đầu tiên cần hiểu rõ sự khác nhau giữa Corona và cúm mùa.

Cúm mùa là một bệnh có độc tính mạnh, do đó khi bị nhiễm phần đông chúng ta sẽ không tự khỏi được nhờ hệ miễn dịch tự nhiên. Sau 2 ngày đến 1 tuần từ khi bị nhiễm bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động và chiến đấu với Virus cúm mùa. Trong khi chiến đấu đó, cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện những triệu chứng như cảm, sốt,.. Thông thường khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày sẽ khỏi, nhưng trong số đó có thể sẽ có những người bị dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc tử vong.

Mặt khác, độc tính của Virus Corona là yếu, hầu hết chúng ta sẽ tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch từ nhiên, thậm chí có những người khỏi mà không biết mình đã bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, trong số những người bị nhiễm bệnh, có những người không tự khỏi được, hệ thống tự miễn dịch sẽ mất vài ngày làm việc và có những triệu chứng như bị sốt.

Corona không gây ra bệnh viêm phổi, chỉ có một số hiếm trường hợp nó gây ra hiện tượng “Cytokine Storm” – là hiện tượng phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, từ đó phổi và những tế bào bình thường bị tấn công gây ra những tổn thương ở phổi hoặc làm Virus lây nhiễm ra toàn thân dẫn đến tử vong. Điều này có nghĩa là Corona là một loại Virus có khả năng lây nhiễm cao nhưng độc tính thấp.

Dựa trên những đặc điểm trên của Corona Virus, giáo sư Takahashi chia những người từ lúc chưa nhiễm bệnh (mức 0) đến lúc tử vong (mức 6) thành 7 mức và tiến hành thử nghiệm. Kết quả của thử nghiệm đó như sau:

98% những người bị nhiễm Virus đã có thể tự khỏi bằng hệ thống miễn dịch tự nhiên và không hề có triệu chứng gì hoặc chỉ có triệu chứng giống như bị ốm nhẹ. Chỉ có 2% tổng số người xuất hiện những triệu chứng nặng. Trong đó, số lượng người xuất hiện “Cytokine Storm” và có những biểu hiện nặng hơn là rất ít. Và hầu hết những người có biểu hiện nặng trong số 2% này đều là người già trên 60 tuổi.

Vấn đề quan trọng là phải có chính sách với 2% người có nguy cơ. Chính sách tùy theo độ tuổi là lý tưởng nhất

Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, giáo sư Takahashi đã đề xuất rằng chính phủ cần tập trung những chính sách vào cho nhóm người “2% rủi ro” này đặc biệt là phải tính toán đến độ rủi ro theo độ tuổi. 

Ví dụ như đối với những người tỷ lê bệnh bị biến chuyển nặng gần như là 0% như những người dưới 30 tuổi, có thể cho hoạt động và sinh hoạt bình thường. Trong trường học nếu có học sinh bị dương tính từ xét nghiệm PCR thì cũng không cần phản ứng quá mức, nếu như có nhiều người cùng có nguy cơ mắc hoặc khả năng lây nhiễm cộng đồng trở nên cao thì mới cần đóng cửa trường học đó. 

Đối với những người từ 30-59 tuổi có thể vẫn cho đi làm như bình thường Chỉ khi nào có triệu chứng ốm hay sốt mới cần cho làm việc tại nhà, khi bắt đầu xảy ra lây nhiễm cộng động mới cần đóng cửa chỗ làm.

Riêng những người từ 60-69 tuổi thì rủi ro khi bị nhiễm bệnh cao, do đó trong thời kì bênh đang bùng phát thì cho làm việc tại nhà.

Những người trên 70 tuổi (đặc biệt là những người có tiền sử bệnh) thì trong thời kì bênh bùng phát cách ly tập trung.

Những người dương tính qua kiểm tra PCR không chắc chắn 100% là bị nhiễm bệnh

Hầu hết mọi người trên thế giới hiện nay đều đang nghĩ rằng những người dương tính khi xét nghiệm PCR là những người đang bị nhiễm Virus Corona. Tuy nhiên Giáo sư Ohashi Makoto của đại học Tokushima (khoa sinh học miễn dịch) là một trong số không ít người đang phản biện lại điều này.

PCR (phản ứng chuỗi trùng hợp) là một kỹ thuật sinh học dùng để làm tăng các bản sao (Virus). Đây là kỹ thuật phát hiện AND (hoặc ARN) của mầm bệnh hiện diện trong bệnh phẩm nhở vào phản ứng chuỗi enzyme polymerase khuếch đại lên hàng triệu lần trong một thời gian ngắn.

Liên quan đến xét nghiệm PCR này, giáo sư Ohashi cho biết “Trong trường hợp Virus đã được đưa vào cơ thể (có tiếp xúc) nhưng chưa hình thành và được nhân rộng cũng sẽ phản ứng gây nên kết quả dương tính”. Điều này có nghĩa là chỉ cần Virus có mặt ở trên bề mặt tế bào, dẫu cho nó không thể xâm nhập được vào tế bào do hệ thống miễn dịch bẩm sinh, thì kết quả xét nghiệm vẫn là dương tính.

Hơn nữa, Virus cúm mùa hoặc một số loại Virus khác cũng có khả năng gây ra dương tính trong xét nghiệm PCR của Virus Corona. Trong những Kit xét nghiệm Corona đang được bán tại Mỹ cũng có ghi rõ “Dương tính với Virus cúm A, cúm B và viêm phổi Mycoplasma”.

Điều này có nghĩa là theo những số liệu thống kê trên thế giới, có nhiều khả năng những người bị cúm hoặc nhiễm Virus khác cũng đang bị tính là những người mắc Corona. Nếu như không thay đổi tiêu chuẩn xét nghiệm, số người nhiễm Corona cũng sẽ khó có thể suy giảm.

Phương pháp xét nghiệm hiện nay trên thế giới có chính xác?

Đã có nhiều ý kiến chỉ trích rằng liệu phương pháp xét nghiệm Virus Corona hiện nay chỉ phải là phương pháp phù hợp hay không?

Theo giáo sư Ohashi, trên trang web chính thức Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) của Mỹ có ghi chú ý sau về phương pháp xét nghiệm PCR đối với Virus Corona: “Không thể khẳng định chắc chắn sự tồn tại của Virus ngay cả khi xác nhận được Virus bằng phương pháp xét nghiệm PCR. Virus Corona không phải lúc nào cũng gây ra những triệu chứng lâm sàng (như viêm phổi,..).”

Mặt khác, trong hướng dẫn sử dụng của những Kit xem nghiệm PCR đang được bán tại Mỹ, có ghi như sau: “Kết quả xét nghiệm của dụng cụ này chỉ có giá trị tham khảo trên lâm sàng và không được sử dụng để làm bằng chứng duy nhất để chứng minh hoặc điều trị lâm sàng. Hãy sử dụng dụng cụ này kết hợp với các triệu chứng, lịch sử bệnh của bệnh nhân hoặc các dụng cụ xét nghiệm khác.”

Điều này có nghĩa là dương tính qua xét nghiệm PCR không thể khẳng định là người đó đang bị nhiệm Virus Corona. Đương nhiên là những dụng cụ xét nghiệm PCR ở Nhật Bản và Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng này.

Không ít nhà khoa học trên thế giới đã và đang chỉ trích rằng chính phương pháp xét nghiệm PCR này đã gây ra “náo loạn” trên thế giới vì ghi nhận cả những người bị cảm cúm thông thường là những người bị mắc Corona và toàn thế giới cần thay đổi phương pháp xét nghiệm.

Liệu Corona Virus có thật sự đáng sợ như chúng ta vẫn đang nghĩ? Cái đó còn tùy vào nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, có một điều có thể chắc chắn ở đây là trên toàn thế giới vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm chính xác 100% đối với căn bệnh này. Chắc chắn sẽ còn rất lâu để Corona biến mất hoàn toàn trên thế giới. Từng quốc gia sẽ có những phương pháp ứng phó phù hợp để bảo vệ nền kinh kế và đây sẽ là chủ đề được bàn đến nhiều trong tương lai gần. 

 

 

Leave a Reply