Các bạn đã nghe đến “Binh pháp Tôn Tử” bao giờ chưa? Đây là một quyển “Binh pháp” ghi rõ những phương pháp để có thể chiến thắng trong từng trận đánh, được một người tên là Tôn Vũ viết lại vào năm 512 trước Công Nguyên. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nó đã được Tào Tháo biên tập lại, gọt rữa, chú thích và lưu truyền đến ngày nay.
Các bạn có đang nghĩ quyển “Binh pháp Tôn Tử” ra đời từ tận 2500 năm trước thì có ảnh hưởng gì đến ngày nay? Nếu đang nghĩ vậy thì các bạn đã nhầm. Quyển Binh pháp này, viết cho chiến tranh nhưng lại có thể áp dụng rất nhiều cho những công việc kinh doanh hiện nay. Trải qua hơn 2500 năm, nó đã được những vị tướng tài giỏi nhất trên thế giới như Tào Tháo, Oda Nobunaga,.. rồi thời nay thì có Son Masayoshi, Bill Gates cũng đánh giá rất cao cuốn Binh pháp này.
Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nội dung chính của 13 chương trong “Binh pháp Tôn Tử” và những ứng dụng trong kinh doanh thời nay như thế nào.
Binh pháp Tôn Tử là gì?
“Binh pháp Tôn Tử” là một quyển binh pháp viết về những phương pháp, cách thức để giành thắng lợi trong những cuộc chiến do một người tên là Tôn Vũ viết.
Tôn Vũ sinh ra tại nước Tề, vào thời Xuân Thu của Trung Quốc – khoảng 500 năm trước Công Nguyên.
Có 13 chương trong cuốn “Binh pháp Tôn Tử”. Nội dung chính của nó như sau
1 |
Kế sách |
Không gây chiến liều lĩnh. Trươc khi quyết định có đánh hay không, phải suy nghĩ kĩ xem nếu đánh sẽ được lợi gì và thiệt hại như thế nào. |
2 |
Tác chiến |
Không đánh dài. Chiến tranh có kéo dài cũng không mang lại lợi ích gì cho quốc gia. |
3 |
Mưu công |
Chiến thắng mà không cần chiến đấu. Trăm trận trăm thắng không phải là việc tốt nhất. Việc tốt nhất là giành chiến thắng mà không phải đánh. |
4 |
Quân hình |
Không thể thắng được thì thủ, cố thể thắng được thì công. Phòng thủ vững chắc sẽ tạo thêm sức mạnh cho quân lực. Ngược lại, thế tấn công sẽ làm tiêu hao quân lực. Muốn tấn công hãy tìm kiếm cơ hội và đánh thật nhanh. |
5 |
Binh thế |
Không chọn lính mà phải điều khiển khí thế của quân. Người giỏi tác chiến là người biết tạo ra tình thế có lợi chứ không trách thuộc cấp, biết sử dụng nhân tài để tạo nên lợi thế. |
6 |
Hư thực |
Phát huy tính chủ động. Không để quân của mình bị điều khiển, tấn công để kẻ địch không thể phòng ngự và tấn công lại được. |
7 |
Quân tranh |
Đến chiến trường nhanh hơn quân địch. Tìm cách để quân đội của mình đi được con đường ngắn nhất, tăng độ tập trung của quân đội mình, làm giảm nhuệ khí quân địch. |
8 |
Cửu biến |
Là tướng quân phải biết dự đoán trước nguy hiểm, tùy cơ ứng biến trước mọi tình huống trong trận. Luôn chuẩn bị trước mọi hình thức tấn công của kẻ địch. |
9 |
Hành quân |
Hiểu rõ kẻ địch trong trận đánh. Không phải quân đông là tốt, được lòng quân sĩ và hiểu rõ đối thủ mới có thể thắng lợi. |
10 |
Địa hình |
Sử dụng chiến thuật phù hợp với địa hình. Tướng tài là người hành động khi đã tìm hiểu kĩ quân mình, quân địch và địa hình.。 |
11 |
Cửu địa |
Sử dụng chiến thuật phù hợp với địa thế. Đừng để lộ sức mạnh ngay từ đầu, có cơ hội hãy tấn công tổng lực. |
12 |
Hỏa công |
Đừng gây chiến nếu không có ích lợi gì. Hỏa công khác với thủy công ở chỗ có thể đốt cháy hết tài sản. Quốc gia mà chết sẽ không thể hồi sinh, người chết cũng không thể sống lại. |
13 |
Gián điệp |
Sử dụng gián điệp để hiểu rõ đối thủ. Lợi dụng gián điệp của đối thủ, biến thành gián điệp của mình. |
Các bạn có thể thấy được Binh pháp Tôn Tử là cuốn Binh pháp dùng cho chiến tranh, thế những ông không ủng hộ việc chiến tranh không có mục đích và những cuộc chiến tranh trường kì.
Ngoài ra, Binh Pháp chỉ ra tầm quan trọng của việc nắm được thế chủ động của quân đội nhà, phải biết tùy cơ ứng biến trong mọi tình huống.
Binh Pháp Tôn Tử – Chuẩn bị là việc quan trọng nhất?
Tăng cơ hội chiến thắng với sự chuẩn bị đầy đủ
Theo Binh pháp Tôn Tử, những kẻ thất bại là những kẻ chỉ biết suy nghĩ về cách để chiến thắng sau khi đã thất bại trong cuộc chiến.
Chuẩn bị thiếu đầy đủ sẽ dẫn đến một cuộc chiến khó khăn.
Kẻ chiến thắng là kẻ đã có được vị thế thắng từ khâu chuẩn bị.
Để chuẩn bị được tốt, Thiên cuối cùng của Binh pháp còn chỉ rõ cho chúng ta những cách để sử dụng gián điệp.
Việc chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp chúng ta tăng cơ hội để chiến thắng.
Việc chuẩn bị cũng phải theo các bước.
Đầu tiên phải tìm hiểu về độ rộng và khoảng cách của chiến trường. Sau đó, phải tìm hiểu về địa hình, địa thế, rồi con đường di chuyển đến chiến trường.
Cái này cũng giống như tìm hiểu về môi trường kinh doanh khi làm kinh tế.
Điểm quan trọng tiếp theo là phải tính toán được lương thực và số lượng quân cần thiết.
Nghiên cứu cách bày binh, bố trận, so sánh năng lực giữa quân mình và quân địch sẽ giúp chúng ta dự liệu trước được thắng bại.
Cái này cũng giống như tính toán tài nguyên, nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu.
Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở đây không phải là dự đoán thắng bại.
Tính toán những gì quân mình sẽ mất vào cuộc chiến, rồi phân tích tình hình của quân địch.
Giả sử nếu ta thấy nếu giao đấu, quân đội của mình sẽ gặp bất lợi thì cũng có thể không đánh. Những trận đánh như vậy là những trận đánh liều lĩnh.
Binh pháp Tôn Tử – Chiến lược không thất bại?
Trong Binh pháp Tôn Tử có ghi rõ “Cách cơ bản để chiến thắng là không tham chiến những trận có thể thua”.
Điều quan trọng nhất là phải chuẩn bị để không bị thua.
Chúng ta có thể chuẩn bị để không bị thua.
Còn thắng được hay không thì còn tùy thuộc vào tình hình của đối thủ.
Thắng mà không cần chiến đấu.
Chuẩn bị để không bị thua có nghĩa tránh chiến đấu khi sức mạnh của quân mình còn chưa hơn đối thủ.
Tuy nhiên, trăm trận trăm thắng vẫn chưa phải là phương án tối ưu nhất.
Phương pháp tối ưu nhất chính là Chiến thắng mà không cần chiến đấu.
Một vị tướng tài là tướng không gây chiến một cách thiếu suy nghĩ
Giả sử như đánh 100 trận và giành chiến thắng cả 100 trận đó thì quân linh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Tài nguyên và tiền chắc chắn cũng sẽ giảm.
Hơn nữa, sau 100 trận thắng đó, quân địch cũng đã có thời gian để nghiên cứu tình hình của quân dội mình. Rủi ro bị “bắt bài” cũng sẽ tăng lên.
Nếu như khiến quân địch đầu hàng mà không cần đánh, thì sẽ tiết kiệm được tiền và quân linh của mình.
Nước mất sẽ không thể xây dựng lại. Người chết cũng không thể sống lại.
Tướng tài là người biết lo đến an nguy của đất nước và binh sĩ và sẽ không gây chiến những trận không cần thiết.
Trong kinh doanh hiện nay, chết thì có thể không, nhưng thời gian đã mất sẽ không bao giờ quay trở lại. Hành động sau khi nghiên cứu kĩ lượng luôn là điều quan trọng nhất.
Binh pháp Tôn Tử – Ứng dụng vào kinh doanh hiện nay
Ra đời cách đây hơn 2500 năm, nhưng cho đến tận hiện nay “Binh pháp Tôn Tử” vẫn được rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới như Bill Gate hay Son Masayoshi đọc và đánh giá cao.
Lý do đơn giản chỉ là nội dung của nó vẫn còn đúng cho đến tận ngày nay.
Phương pháp tối ưu nhất được nêu trong cuốn Binh pháp là “Thắng mà không cần đánh” cũng đang đúng với công việc kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào trên thế giới.
Tránh chiến đấu vô ích với đối thủ
Nếu việc chiến đấu với kẻ địch chỉ làm quân đội của mình yếu đi, thì việc tránh chiến đấu cũng là một cách hay.
Doanh nghiệp cũng vậy. Đôi khi hợp tác hay sát nhập cũng là một cách để thống lĩnh thị trường.
Phân tích sản phẩm, chiến lược kinh doanh của đối thủ cũng rất quan trọng trong kinh doanh ngày nay. Dựa trên những số liệu đó, tìm hiểu đối thủ định làm gì tiếp theo để có thể có những bước đi thích hợp cũng là việc làm mà hầu hết mọi doanh nghiệp đều đang làm hiện nay.
Không chỉ vậy, những lời dạy trong “Binh pháp Tôn Tử” còn có rất nhiều nội dung phù hợp với những người làm kinh doanh hiện nay. Ví dụ như: “Tránh những cuộc chiến không cần thiết, bản thân nắm lấy quyền chủ động, tìm hiểu kỹ đối thủ và biết tùy cơ ứng biến”.
Cuốn “Binh pháp” được yêu mến trên toàn thế giới
Năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Mỹ, đã tặng Tổng thống Mỹ thời đó là George Bush cuốn “Binh pháp Tôn Tử” đã được dịch sang Tiếng Anh.
Đây là cuốn sách được cả những người đứng đầu quốc gia đọc và yêu mến.
Không có nhiều cuốn sách ra đời cách đây hơn 2500 năm nhưng vẫn còn được đọc và yêu mến đến như vậy.
Các bạn cũng thử tìm đọc nó xem nhé!