Uniqlo và chiến lược Marketing từ 1.0 đến 4.0

Chắc hẳn không ai trong chúng ta là không biết đến thương hiệu quần áo Uniqlo. Thương hiệu này cũng đã chính thức thông báo sẽ mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Hồ Chính Minh vào ngày 6/12 tới đây.

Nhân dịp này, hãy cùng tìm hiểu về doanh nghiệp thời trang bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản hiện nay. Chỉ trong gần 40 năm, bằng những phương pháp Marketing từ cổ điển đến hiện đại, Yanai Tadashi đã đưa Uniqlo từ một cửa hàng ở vùng nông thôn hẻo lánh vươn lên thành một doanh nghiệp thời trang lớn nhất Nhật Bản và nằm trong Top 3 của thế giới.

Trước khi tìm hiểu về Uniqlo, mình sẽ giới thiệu qua cho các bạn khái niệm về Marketing từ 1.0 đến 4.0 nhé!

  • Marketing 1.0: Lấy sản phẩm làm trung tâm (thời kì cạnh tranh về chất lượng, tính năng của sản phẩm/dịch vụ)
  • Marketing 2.0: Lấy Khách hàng làm trung tâm (thời kì cạnh tranh về sự khác biệt trong định vị thương hiệu)
  • Marketing 3.0: Lấy con người làm trung tâm (thời kì định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị doanh nghiệp mang đến cho xã hội)
  • Marketing 4.0: Lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kĩ thuật số (thời kì dùng công nghệ số để tạo ra sự kết nối)

Uniqlo – Doanh nghiệp may mặc có quy mô toàn cầu

Uniqlo

Uniqlo Co., Ltd là công ty may mặc đang tự làm tất cả cả khâu sản xuất cho đến bán hàng. 1 năm trung binh Uniqlo đưa ra 1,3 tỷ mặt hàng mới trên toàn cầu và đang là doanh nghiệp về may mặc có quy mô thứ 3 trên thế giới.

Uniqlo là công ty con của tập đoàn Fast Retailing. Ngoài Uniqlo, Fast Retailing còn đang sở hữu một thương hiệu thời trang khác là GU cũng đang rất nổi tiếng tại Nhật.

Tính đến tháng 6/2019, Uniqlo đã có 825 cửa hàng trong nước Nhật và 1311 cửa hàng khác trên thế giới.

Nói đến những sản phẩm của Uniqlo, chúng ta ngay lập tức liên tưởng đến những đặc trưng sau:

・Thiết kế đơn giản, không cầu kỳ (tính ứng dụng cao, nhiều tầng lớp có thể mặc)

・Chất lượng tốt

・Giá thành rẻ

・Tính thời trang có thể chấp nhận được

・Rất tiện dụng và thoải mái khi mặc

Đặc trưng những sản phẩm của Uniqlo là tất cả đều mang tính ứng dụng cao, phổ thông và hoàn toàn không có “yếu tố đặc biệt”. Do đó, nó cũng không bị ảnh hưởng bởi “xu hướng” của thời trang thế giới.

Luôn cố gắng để đưa ra những sản phẩm tốt với giá thành rẻ, Uniqlo đang là một trong những doanh nghiệp “Fast Fashion” làm hài lòng khách hàng nhất.

Ngoài ra, những cửa hàng của Uniqlo cũng được thiết kế để cho khách hàng dễ dàng ghé qua xem sản phẩm nhất. Những năm gần đây, vận dụng Digital Marketing, Uniqlo còn sử dụng Omni-channel (kết hợp giữa kênh Online và cửa hàng thật) để tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Có thể nói Uniqlo cũng đang là 1 trong những doanh nghiệp đi đầu về Marketing 4.0 – “lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kĩ thuật số”.

Lịch sử của Uniqlo

Su phat trien cua Uniqlo

Năm 1984: Bắt đầu với một cửa hàng bán lẻ quần áo tại tỉnh Yamaguchi.

Năm 1992: Số lượng cửa hàng trong nước đã tăng lên con số 50. Vào năm 1994, kỉ niệm 10 năm thành lập, con số này đã tăng lên 100. Tuy nhiên, hồi đó Uniqlo chủ yếu tập trung bán mặt hàng giá rẻ và cũng có nhiều ý kiến cho rằng quần áo của Uniqlo còn khá “quê mùa”

Năm 1997: Bắt đầu tập trung vào những sản phẩm riêng tự sản xuất. với sản phẩm chủ đạo là những bộ quần áo có giá thành thấp, thiết kế đơn giản nhưng chất lượng tốt. Và chính những sản phẩm này đã là nền để cho Uniqlo phát triển như ngày hôm nay.

Từ thời kì này, Uniqlo mới bắt đầu thay đổi mô hình Marketing. Uniqlo đẩy mạnh việc liên kết với các đại lý quảng cáo, tổ chức nhiều đợt bán hàng khuyến mãi để nâng cao nhận thức thương hiệu của mình trong Khách hàng.

Năm 1998: Uniqlo bắt đầu bán sản phẩm áo lông cừu vào nữa cuối năm 1998 và sản phẩm này đã khiến cho rất nhiều người biết về thương hiệu Uniqlo. Chỉ tính cho đến mùa thu năm 2000, sản phẩm này đã được sản xuất ra 51 màu và bán được 2,6 triệu chiếc.

Trong thời kì đó, chỉ cần nói đến áo lông cừu, tất cả người Nhật đều liên tưởng đến sản phẩm của Uniqlo.

Cũng chính vào thời gian này, Uniqlo mới cho mở cửa hàng đầu tiên ở thành phố lớn là Tokyo (Harajuku).

Năm 2000: Đẩy mạnh hơn nữa Marketing, bắt đầu bước ra nước ngoài và triển khai bán hàng Online. Tổng số cửa hàng trong nước Nhật đã lên đến con số 400 và mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên tại Anh.

Năm 2001: Tổng số cửa hàng trong nước tăng lên 500, mở cửa hàng thứ 4 tại Anh.

Năm 2006 – 2009: thay đổi sang Logo giống với Logo hiện nay. Mở cửa hàng Flagship tại New York và Thượng Hải.

Năm 2007: mở cửa hàng đầu tiên tại Pháp

Năm 2008: mở cửa hàng tại Bắc Kinh

Năm 2009: mở cửa hàng đầu tiên tại Singapore

Năm 2010: Mở cửa hàng đầu tiên tại Nga và Malaysia.

Năm 2012: mở cửa hàng Flagship có thể hướng dẫn khách hàng bằng 6 thứ tiếng tại Ginza – Tokyo. Bắt đầu liên kết với chuỗi điện máy “Big Camera” mở ra cửa hàng “Bigqlo” đầu tiên tại Shinjuku.

Năm 2014: tiếp tục mở thêm cửa hàng Flagship tại Ikebukuro và mở cửa hàng Flagship đầu tiên tại Đức.

Năm 2016: Mở cửa hàng Flagship đầu tiên của Đông Nam Á tại Singapore.

Mô hình Marketing và sự thay đổi của Uniqlo

Uniqlo-marketing 2

Thời kì đầu của Uniqlo (Marketing 1.0 và 2.0)

Cũng giống như những doanh nghiệp bán lẻ khác, Uniqlo khởi đầu với một chiến lược Marketing căn bản 4P. 4P có nghĩa là tập trung vào những yếu tố sau: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Khuyến mãi).

Nói cụ thể hơn, tìm hiểu lịch sử của Uniqlo, chúng ta có thể thấy rõ Uniqlo đã tập trung vào việc nghiên cứu, ra mắt sản phẩm mới, tăng cửa hàng theo kế hoạch để giảm chi phí vận chuyển, quảng cáo, khuyến mãi theo đúng như kế hoạch đã đặt ra.

Điểm được đánh giá cao nhất trong chiến lược của Uniqlo chính là quyết định về phân khúc khách hàng.

Về việc phân khúc khách hàng này, hầu hết các doanh nghiệp đều đang phân tích tuổi tác, giới tính, sở thích của những khách hàng tiềm năng, sau đó tập trung sản xuất những sản phẩm phù hợp với phân khúc đó.

Tuy nhiên, chiến lược Uniqlo đã đưa ra đó không phải là “Tinh chỉnh lại khách hàng” mà chính là “Tinh chỉnh lại sản phẩm”. Uniqlo đã tập trung tài nguyên lại để phát triển những sản phẩm cốt lõi của mình.

Tập trung vào những “sản phẩm đơn giản không bị ảnh hưởng bởi xu hướng” và có vòng đời (life cycle) dài, sản xuất nhiều sản phẩm này và cung cấp đến khách hàng với giá thành thấp là đặc trưng vẫn còn tồn tại đến ngày nay của Uniqlo. So với những thương hiệu thời trang khác, bộ phận phát triển sản phẩm của Uniqlo luôn tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều.

Không chỉ dừng lại ở đó, Uniqlo còn tích cực tiếp thị đến tầng lớp khách hàng tiềm năng của họ – là những người không quá để ý đến xu hướng thời trang, và hay lựa chọn những trang phục đơn giản.

Ở cả kênh kinh doanh Online, Uniqlo cũng đã tập trung hết sức vào phân khúc Khách hàng này. Điểm đặc biết của Uniqlo là họ không chỉ phân tích khách hàng ở phân khúc đó, mà còn:

“Dựa trên kết quả phân tích, tạo ra những nhu cầu mới cho Khách hàng”

“Triển khai những chiến lược bán hàng và chiến lược quảng cáo thân thiện, dễ hiểu”

“Thu hẹp sản phẩn ⇒ mở rộng hợp lý (áo lông cừu được yêu thích ⇒ Tăng lên thành 51 màu)”

Tập trung vào CSR, tiến lên Marketing 3.0

CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility, nghĩa là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nhờ vào những chiếc áo lông cừu, Uniqlo đã được đông đảo người dùng biết đến như một doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ. Tiếp theo đó, bằng những phương pháp Marketing hiện đại, Uniqlo đã tiến vào thị trường Online, rồi mở rộng thị trường ra nước ngoài và từng bước khẳng định thương hiệu của mình.

Vào thời điểm đó, Uniqlo đã thực hiện một chiến lược mới trong kinh doanh của mình. Hầu hết sản phẩm của Uniqlo đang được sản xuất ở những quốc gia đang phát triển. Uniqlo đã lập riêng một kế hoạch với tên gọi “Factory worker Empowement Project” nhằm trích một phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ đời sống cho những người dân nghèo ở những quốc gia này.

Nhờ việc thực hiện đúng tiêu chuẩn của Marketing 3.0 (lấy con người làm trung tâm), tích cực đóng góp cho xã hôi,  Uniqlo đã thành công trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình.

Tiếp tục tiến lên Marketing 4.0

Sau khi khẳng định được thương hiệu, nhắc đến Uniqlo là người dùng nhớ đến những sản phẩm đơn giản được dùng hàng ngày, Uniqlo cũng đã thành công trong công cuộc Hoạch định (Planning) và Định vị (Positioning) của mình.。

Uniqlo đã cung cấp những sản phẩm đúng nhu cầu của khách hàng không giới hạn già, trẻ, trai gái,.. họ là những người muốn mua những sản phẩm tốt, một cách tiện lợi và giá cả phải chăng.

Uniqlo đang từng bước hiện thực hóa chiến lược Marketing 4.0 một cách thành công. Cửa hàng thật thì luôn đông khách, từng bước hướng đến sự tăng trưởng của LTV (Life-time Value), khách hàng tự tìm đến từ sự giới thiệu của khách hàng khác,.. 

Thời gian gần đây, Uniqlo còn đang tích cực tập trung vào Marketing cộng tác (Collaboration Marketing).

TỔNG KẾT

Các bạn đã hiểu hơn về Marketing 4.0 và Uniqlo chưa?

Có thể nói Uniqlo là 1 trong những doanh nghiệp điển hình của Nhật, đi lên từ con số 0. tự làm tất cả các khâu từ sản xuất cho đến bán lẻ.

Uniqlo có được thành công vượt trội hơn những hãng thời trang khác một phần là do chiến lược Marketing thông minh, tập trung vào những sản phẩm là thế mạnh của mình và gây dựng thương hiệu.

Hãy cùng theo dõi xem Uniqlo sẽ có những thay đổi gì trong thời kì Marketing 4.0 này nhé!

 

Leave a Reply