Phỏng vấn Toyoda Goichiro – Nhà sáng lập của start-up MEDLEY

Toyoda Goichiro là sáng lập viên của Start-up MEDLEY – công ty cung cấp cung cụ để kết nối giữa bệnh nhân và bác sĩ tại Nhật.

Lý do gì để một sinh viên tốt nghiệp khoa Y trường đại học Tokyo, từ bỏ công việc với tương lai tươi sáng để ra làm Start-up?

Trước khi chuyển sang làm Start-up, Toyoda Goichiro đã trải qua nhiều các công việc như bác sĩ, nhà nghiên cứu, tư vấn. Công ty Start-up mà Toyoda đang làm tên là “Medley” với mục tiêu hướng tới là trở thành cầu nối giữa bệnh nhân và những y bác sĩ trong ngành y khoa. Chúng ta hãy thử cùng tìm hiểu lý do mà anh từ bỏ tương lai đầy sáng lạn trước mắt để lựa chọn con đường đầy rủi ro này là gì.

Toyoda Goichiro

MEDLEY – cầu nối giữa bệnh nhân và y bác sĩ

Inovation (Sự đổi mới) trong ngành y học là điều đã được dự báo trước. “MEDLEY” – giống như 1 cuốn Bách khoa toàn thư Online về bệnh đó đang cho thấy dần những sự đổi mới đó. Mục đích của Start-up này được đưa ra khi thành lập là: “Trở thành cầu nối giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ trong ngành y khoa để giúp cả 2 hiểu rõ nhau hơn”

1 trong những điểm đặc biệt của “MEDLEY” là tập trung được gần 250 y bác sĩ, và đội ngũ này cung cấp liên tục những thông tin về bệnh, thuốc, phương pháp điều mới nhất Online. Nhờ đó mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hiểu hơn về tình hình bệnh của mình, từ đó tự mình có thể phán đoán xem khi nào thì cần đi bệnh viện để xét nghiệm hay điều trị. “MEDLEY” cũng đã hợp tác với dịch vụ tự kiểm tra tình hình sức khỏe bản thân “Sumaho de Doc” – được vận hành bởi tập đoàn KDDI.

Thành viên trong nhóm còn có cựu CTO của công ty Livesense Hirayama Sousuke và rất nhiều những cá nhân kinh nghiệm trong ngành WEB/IT/Start-up và cả những bác sĩ, dược sĩ nổi tiếng. Cá nhân Toyoda thì sau khi học và nghiên cứu ở Nhật đã sang Mĩ và lấy bằng y sĩ tại Mĩ, sau đó làm việc cho công ty Mckinsey trước khi thành lập “MEDLEY”

Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao Toyoda đã không chọn con đường đi theo ngành y mà lại quyết định xây dựng 1 Start-up như thế này?

Goichiro_Toyoda

TOYODA GOUICHIRO – Profile

Sinh năm 1984, tốt nghiệp khoa Y trường đại học Tokyo. Sau khi nghiên cứu tại bệnh viện NTT Higashi Nihon Kanto, du học tại bệnh viện “Children’s Hospital of Michigan” ở Mĩ. Sau khi tốt nghiệp và có bằng y khoa tại Mỹ, anh tiếp tục nghiên cứu về não bộ trẻ em, luận văn viết bằng tiếng Anh của anh được chọn để làm trang bìa cho 1 tạp chí chuyên ngành ở Mĩ. Năm 2013, bắt đầu làm việc cho Mckinsey & Company với công việc chính là tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành Heath Care. Tháng 2/2015 bắt đầu gia nhập “MEDLEY” và trở thành CEO cho công ty này.

 

Nền y học của Nhật Bản có thể sẽ bị khủng hoảng. Tôi luôn có cảm giác như vậy

Q: Vấn đề tôi thắc mắc nhất là tại sao anh lại bỏ ước mơ trở thành bác sĩ của mình để xây dựng 1 Start-up như vậy? 

A: Lý do lớn nhất là tôi luôn cảm thấy nếu cứ tiếp tục như thế này, nền y học của Nhật Bản sẽ bị phá hỏng.

Khi tôi làm nghiên cứu ở Nhật, tôi đã làm ở khu điều trị đặc biệt, khoảng hơn 1 tháng rưỡi tôi không có thời gian về nhà mà phải ngủ luôn ở bệnh viện. Tôi không hề cảm thấy vất vả và nghĩ đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khi nhìn vào cả hệ thống, tôi nhận thấy nên y học hiện nay của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào tình thần, sự hi sinh của y bác sĩ. Trong tương lai, phương pháp xét nghiệm, thuốc, rồi phương pháp điều trị cũng sẽ tăng lên. Dân số chúng ta ngày 1 già đi có nghĩa là bệnh nhân cũng sẽ tăng lên. Mặt khác, sức lao động của giới trẻ thì ngày một giảm. Vậy chúng ta phải làm sao đây. Lúc nào tôi cũng nghĩ như vậy.

Nếu thử nhìn sang Mĩ hay Đức, ta sẽ thấy họ có 1 hệ thống y học rất hợp lý. Chính phủ của họ sẽ quyết định việc đặt bao nhiêu bác sĩ cho từng ngành như nào cho từng bang. Ví dụ bác sĩ khoa thần kinh ở Mĩ rất hiếm, 1 năm chỉ có khoảng hơn 100 bác sĩ mới trong ngành này. Nó là 1 cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng hệ thống của họ cho phép có thể gửi nhưng bác sĩ ưu tú nhất đến các vùng địa phương.

Ở Nhật thì bản thân y bác sĩ có thể chọn khoa ngành mình muốn làm, thậm chí nếu không muốn làm việc ở địa phương mà chỉ muốn làm việc ở Tokyo có thể làm việc trực tiếp với bệnh viện. Về mặt tự do cá nhân đây có thể là tốt, tuy nhiên nếu nhìn trên toàn đất nước, vấn đề thiếu y bác sĩ ở địa phương sẽ trở nên nghiêm trọng. Đương nhiên tôi không nói cái gì ở nước ngoài như Mĩ hay Đức đều tốt, thế nhưng tôi luôn thắc mắc không hiểu tại sao Nhật lại không áp dụng cơ chế như vậy.

Vấn đề ở địa phương hiện nay không chỉ là thiếu vắng y bác sĩ, còn cả những vấn đề khác như chi phí điều trị,.. Càng làm việc tôi lại càng không thể ngừng suy nghĩ: ”Ngành y của Nhật cứ như thế này liệu có ổn không?”

Khi còn là 1 bác sĩ, tôi rất hạnh phúc vì xung quanh tôi toàn là những bác sĩ tốt. Tôi đã muốn có thể làm ra 1 hệ thống sao cho những cố gắng, nỗ lực của họ được đền đáp xứng đang. Tôi đã nhìn ra vấn đề mà mình phải giải quyết. Tôi không thể bỏ qua nó. Không phải là sẽ chờ đợi ai đó sẽ thay đổi, tôi đã nghĩ chính bản thân mình phải làm việc này… Thêm vào nữa có thể đó cũng là 1 phần tính cách của tôi. Tôi luôn thích “làm thử” những cái mới!

Vũ khí lợi hại nhất của Start-up chính là tốc độ

Toyoda Goichiro

Q: Khi mà anh nhận ra mình muốn tạo ra Inovation cho hệ thống y khoa hiện nay, anh có thể làm việc cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn. Lý do anh chọn Start-up là gì?

A: Nếu vào làm cho doanh nghiệp lớn hay chính phủ thì tôi nghĩ những việc mình muốn làm sẽ không thể nhanh chóng thực hiện được. Do đó tôi đã quyết định tự mình làm, có thể là 1 Start-up hay 1 doanh nghiệp NPO gì đó.

Thêm vào đó, tôi có 1 người bạn từ hồi tiểu học và cũng là thành viên sáng lập hiện nay của chúng tôi. Anh ấy đã có lần mất niềm tin vào y học, luôn nói rằng: ”Tôi rất hối hận vì đã không thể có được sự lựa chọn đúng đắn!”

Chúng tôi đã bàn bạc, anh ấy đứng dưới lập trường của người bệnh, tôi thì đứng dưới lập trường của y bác sĩ nhưng cả 2 đều có chung 1 suy nghĩ, đó là: “Không thể giữ nguyên tình trạng như này được”. Chúng tôi có cùng chung 1 kết luận là: “Nếu như những người đang sống ở Nhật có thêm hiểu biệt về trị liệu, thì rất nhiều vấn đề có thể giải quyết được theo hướng tích cực hơn”. Khi tôi rủ anh ấy cùng làm chung, chúng tôi còn chưa biết phải tuyển nhân viên kĩ thuật như thế nào, chưa biết mình sẽ tạo ra sản phẩm như thế nào, khả năng thất bại là rất cao, nhưng anh ấy cũng đã đồng ý cùng làm với tôi.

Y học × Kỹ thuật sẽ mang đến Inovation nhiều hơn cả trong tưởng tượng

Q: Dạo gần đây Heath Tech đang rất được chú ý. Anh có ý kiến gì về cuộc cách mạng mà Y học × Kỹ thuật có thể tạo ra?

A: Chúng ta rất hay nghe được những ý kiến kiểu như: “Nhờ ứng dụng kỹ thuật này nên hiệu suất công việc đã tăng lên”. Còn đối với trường hợp này không chỉ như vậy, tôi nghĩ cả chất lượng của ngành y tế cũng sẽ được tăng lên.

Ví dụ nếu việc trao đổi thông tin giữa bác sĩ và bênh nhân được tiến hành đầy đủ, nó sẽ tạo ra 1 bước đột phá mới trong y học và phương pháp điều trị.

Đơn thuốc ngày xưa chỉ là 1 tờ giấy, hiện nay đã có đơn thuốc điện tử, tiếp theo nó sẽ được đưa lên Cloud. Đơn thuốc không chỉ dừng lại ở việc lưu thông tin, nó sẽ được chia sẻ giữa bệnh nhân và bác sĩ, giữa những bệnh nhân với nhau, và có thể nó cũng sẽ thành 1 Platform để cho những cuộc hội thoại ấy.

Với những thay đổi như vây, hiệu suất của việc khám chữa bệnh cũng tăng lên, Những người đến khám bệnh có thể cung cấp thông tin trước khi đến bệnh viện, thời gian có hạn của bác sĩ cũng sẽ được sử dụng 1 cách hiệu quả hơn.

Nếu nói về công nghệ, MEDLEY cung cấp những thông tin Online về Y học được kiểm định của bác sĩ, Và bệnh nhân, ai cũng có thể tiếp cận thông tin đó miễn phí. Để làm được như vậy chúng tôi phải xây dựng 1 mạng lưới với đầy đủ thông tin chi tiết nhất và kết hợp chúng lại với nhau, Qua đó chúng tôi sẽ tìm ra những “khả năng mới” có thể tận dụng được.

Nhóm những nhà chuyện môn cùng chung 1 “ý chí”

Toyoda Goichiro

Q: Khi làm Start-up về IT, việc có sự tham gia của cả những nhà chuyên môn trong lĩnh vực khác có làm anh cảm thấy khó khăn gì không?

A: Về cơ bản chúng tôi đều hỗ trợ lẫn nhau và chỉ cho nhau về thế giới của riêng mình. Về cá nhân tôi, tôi đã rất ngạc nhiên không ngờ các bạn kĩ sư lại có thể ra mắt sản phẩm nhanh đến như vậy. Mặt khác, những bạn đó luôn hỏi tôi những kiến thức về y tế mà các bạn thắc mắc.

Hiện nay tôi đang cùng làm việc với các bác sĩ, dược sĩ, y tá, những cựu kĩ sư, nhà thiết kế của Gree, Recruit, Livesense, môi trường phải nói là rất hấp dẫn. Việc chia sẻ kiến thức cho nhau là điều đương nhiên, điểm đặc trưng nhất của chúng tôi là không đặt ra bất kì giới hạn nào cả, và tôi cũng luôn nghĩ “Các bạn đó điều gì cũng làm được”.

“WEB” nói riêng không phải là 1 lĩnh vực khác, nó chỉ là 1 phương pháp khác mà thôi. Cả y học cũng vậy. Tất cả chỉ đều vì 1 mục đích làm sao để cuộc sống của con người trở nên thoải mái hơn.

Cuộc đời của ai cũng chỉ có hạn, việc quan trọng là sử dụng thời gian của mình để làm gì. Nhóm của tôi là những người có cùng chung 1 ý chí, quyết tâm  “Giải quyết vấn đề của Y học”. Chúng tôi làm việc với niềm tin sẽ mang lại những sự thay đổi tốt đẹp. Hãy chờ chúng tôi!

 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về MEDLEY qua đường link dưới đây:

https://www.medley.jp/en/

Leave a Reply