Natsume Soseki – Nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản

Đã bao giờ các bạn nghe tên nhà văn Natsume Soseki chưa?

Ông không chỉ là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời, ông còn được chọn là người để in trên tờ tiền mệnh giá 1000 Yên của Nhật từ năm 1984 đến năm 2004. 

Chỉ với hơn 10 năm cầm bút của mình, những cuốn tiểu thuyết như “Tôi là con mèo” hay “Cuộc nổi loạn ngoạn mục” đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời cũng như tính cách của nhà văn nổi tiếng này.

NATSUME SOSEKI LÀ AI? CUỘC ĐỜI CỦA NATSUME SOSEKI

Natsume-Soseki-la-ai

Tuổi thơ đầy sóng gió

Natsume Soseki sinh năm 1867 tại Tokyo trong một gia đình khá giả. Cha của ông là một người giàu có và có quyền lực khi đó.

Tuy nhiên, ngay sau khi vừa được sinh ra, Natsume Soseki đã bị gửi cho một nhà khác làm con nuôi. Cha nuôi của ông không phải là người tử tế, thường hay ngoại tình và gia đình không yên ấm.

Đến năm ông 9 tuổi, bố mẹ nuôi của ông ly hôn và ông quay lại sống với bố mẹ đẻ của mình. Sau khi quay lại sống với bố mẹ đẻ, ông vẫn thường xuyên bị bố nuôi yêu cầu gửi tiền hỗ trợ.

Tài năng và lần du học gây ra nhiều sức ép về tinh thần

Ở trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, nhưng Natsume Soseki lại học rất giỏi.

Thời học sinh, ông học giỏi nhất môn tiếng Anh và đã thi đỗ vào khoa Anh Ngữ của trường nổi tiếng nhất khi đó –  Đại học Đế Quốc Tokyo.

Từ khi còn là học sinh ông đã tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học khác và hỗ trợ dịch cuốn Hojoki (một loại sách ghi chép lại lịch sử thời đó của Nhật Bản) sang tiếng Anh. 

Thời đang là sinh viên, cả 2 người anh trai của ông đều mất. Ông bị ảnh hưởng nặng về tinh thần và luôn cảm thấy bi quan.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được lệnh đi du học Anh theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, nó không giống như học bổng từ chính phủ bây giờ. Chính phủ Nhật hồi đó chỉ hỗ trợ ông 1 phần chi phí. Natsume Soseki đã phải ăn bánh thay cơm để không bị chết đói.  Trong thời kì du học, Natsume Soseki luôn ở trong trạng thái sợ hãi, bất an về cuộc sống.

Con đường trở thành nhà văn nổi tiếng

Sau khi về nước, Natsume Soseki vẫn chưa thoát khỏi cảm giác bất an, lo lắng đó. Ông được một người khác khuyên thử viết truyện để cảm thấy thoải mái hơn.

Và tác phẩm đầu tiên của ông là tiểu thuyết“Tôi là con mèo” (吾輩は猫である – Wagahai ga neko dearu).

Sau cuốn tiểu thuyết này, Natsume Soseki tiếp tục cho ra mắt những tiểu thuyết khác như  “Cuộc nổi loạn ngoạn mục” (坊ちゃん – Botchan) và “Cỏ ngu mỹ nhân” (虞美人草 – Gubijinso) và dần dần trở nên nổi tiếng.

Sau khi trở nên nổi tiếng, Natsume Soseki có nhận thêm 1 đệ tử là Akutagawa Ryunosuke – người này cũng trở thành 1 nhà văn nổi tiếng của Nhật về sau.

Sau đó, Natsume Soseki bỏ việc dạy học, ông chuyển sang viết truyện cho tờ báo nổi tiếng Asahi.

Tuy nhiên, ông vẫn bị bệnh về thần kinh và đau dạ dày nên thường xuyên vào viện điều trị. Để chữa bệnh, ông đã vào chùa sống một thời gian. Trong thời gian này bệnh tình của ông không thuyên giảm và còn nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình vất vả chiến đấu với bệnh tật đó, ông đã cho ra đời những  tác phẩm nổi tiếng với phong cách mới, không quá chú tâm đến cốt truyện như trước đây, những tác phẩm mới chú trọng vào yếu tố cảm xúc của con người hơn như “Người đi đường” (行人 – Koujin) “Lòng người” (心 – Kokoro).

Natsume Soseki qua đời khi đang viết dở tác phẩm lớn nhất của đời ông có tên “Sáng tối” (明暗 – Meian)

NATSUME SOSEKI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

1000_yen_Natsume_Soseki

Ngoại hình

Natsume Soseki là người được in trên tờ tiền 1,000 Yên của Nhật hiện nay. Không khó để các bạn có thể hình dung ra được ngoại hình của ông.

Tuy nhiên, ảnh được in trên tờ 1,000 Yên là ảnh đã được chỉnh sửa.

Trên thực tế, hồi nhỏ ông bị mắc bênh đậu mùa, do đó cho đến khi trưởng thành mặt của ông vẫn còn những di chứng. Đây cũng là một trong những điểm làm Natsume Soseki cảm thấy tự ti.

Tính cách

Có thể các bạn hay tưởng tượng là một nhà văn thì hẳn là ông sẽ có tính cách điềm đạm, ôn hòa đúng không?

Trên thực tế, Natsume Soseki là một người khá nóng tính, khi ông tức giận ông hay đập phá hoặc ném đồ đạc. Cũng đã có nhiều lần ông sử dụng vũ lực với vợ và con của mình.

Ngoài ra, ông còn là một người rất tự tin vào bản thân đến mức hơi cố chấp. Một câu chuyện được kể lại rằng, khi đệ tử của ông hỏi ông là “Những điều mà thầy nói nó không giống với trong từ điển”, thì ông đã trả lời rằng: “Từ điển sai. Hãy sửa lại từ điển đi!”

Tình yêu

Những nhà văn thời đó thường có câu chuyện tình yêu rất ”phức tạp”, tuy nhiên Natsume Soseki là một người rất nghiêm túc trong vấn đề này.

Ông kết hôn năm 29 tuổi và chưa một lần ngoại tình.

Có đôi khi ông sử dụng vũ lực trong gia đình, nhưng về cơ bản gia đình của ông là một gia đình yên ấm.

Quan điểm sống

Giống như những nhà văn ở thời đó, Natsume Soseki cũng những suy nghĩ khá bi quan.

Tuy nhiên, ông cũng có những tác phẩm khá “tươi mới” ví dụ như “Tôi là con mèo”. (Đáng tiêc là tác phẩm này đã không còn được bán ở Việt Nam)

Mặc dù phải vất vả chống chọi với bệnh tật, chưa một lần nào ông có ý định tử tự. Ngoài ra, ông cũng công khai phản đối việc tự tử của đệ tử mình Akutagawa Ryunosuke.

Cuộc đời của Natsume Soseki qua các điểm mốc thời gian

  • 1867: Ra đời
  • 1868: Bị gửi đi làm con nuôi
  • 1870: Bị bệnh đậu mùa và chịu ảnh hưởng đến cả khi trưởng thành
  • 1876: Quay lại sống với bố mẹ đẻ
  • 1887: Cả 2 anh trai đều bị mất
  • 1890: Vào đại học
  • 1895: Kết hôn
  • 1900: Đi du học ở Anh
  • 1905: Ra mắt tác phẩm “Tôi là con mèo”
  • 1906: Ra mắt tác phẩm “Botchan”
  • 1907: Viết truyện “Cỏ ngu mỹ nhân” cho báo Asahi
  • 1910: Nhập viện vì bệnh đau dạ dày
  • 1914: Truyện “Lòng người” được đăng định kì trên báo
  • 1916: Mất do bênh đau dạ dày

Natsume Soseki ra đời vào cuối thời kì Edo.

Sau thời kì này, Nhật Bản bắt đầu chuyển sang thời kì Minh Trị (Meiji). Ở trong những năm đầu tiên của thời kì này, dân nổi dậy ở nhiều nơi và có nhiều cuộc đàn áp từ chính phủ. Đa số cảm giác của những người có học thức cao như Natsume Soseki là đều cảm thấy tuyệt vọng về tương lai của đất nước. 

Sau vài năm đầu đó, Nhật Bản tiến vào giai đoạn Minh Trị Duy Tân, và có những bước phát triển mạnh mẽ.

Sau thời kì này, quân đội Nhật Bản cũng mạnh lên và bắt đầu gia nhập vào những cuộc chiến tranh trên thế giới.

Natsume Soseki được đi du học Anh theo mệnh lệnh của chính phủ với mục đích học hỏi phương pháp giáo dục của phương Tây. Tuy nhiên, do phải lo toan quá nhiều đến cuộc sống mưu sinh, ông đã bị mắc bệnh thần kinh vào giai đoạn này.

Chính bản thân ông cũng đã từng chia sẻ “2 năm du học ở Anh là 2 năm khó khăn nhất của cuộc đời”.

Dù vậy, sau khi quay lại Nhật Bản, ông đã để lại dấu ấn của mình bằng những tác phẩm văn học nổi tiếng trước khi mất năm 49 tuổi. Tất cả những tiểu thuyết của ông chỉ được viết trong khoảng 10 năm trước khi ông mất

TỔNG KẾT

Các bạn đã hiểu Natsume Soseki là ai và có một cuộc sống như thế nào chưa?

Nếu muốn hiểu hơn về ông, hãy tìm đọc những tiểu thuyết của ông.

Bản thân mình cũng đã đọc một số tác phẩm như “Tôi là con mèo”, “Lòng người” bằng tiếng Nhật. Nói thật thì nó không phải là những tác phẩm dễ đọc do được viết từ gần 100 năm trước. Nhưng cách diễn đạt mộc mạc nhưng rất “văn học” nó thật sự khá cuốn hút.

Ở Việt Nam hiện nay các bạn có thể tìm đọc một số tác phẩm như “Lòng người”, “Cuộc nổi loạn ngoạn muc”“Sansiro”

 

Leave a Reply